Nhân tố về phía khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3.1. Nhân tố về phía khách hàng

Kỳ vọng đầu tư quyết định nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đối với ngân hàng, kỳ vọng đó càng lớn thì ngân hàng có cơ sở để mở rộng cho vay. Sự kỳ vọng đầu tư của khách hàng phụ thuộc vào các lợi ích mà khách hàng muốn tìm kiếm như lợi nhuận hay mở rông sản phẩm, khách hàng.

Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của ngân hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra cho khách hàng bao gồm:

- Năng lực thị trường của khách hàng: Năng lực này thể hiện ở thị phần sản phẩm mà khách hàng đang cung cấp trên thị trường, chất lượng sản phẩm mà khách hàng cung cấp trên thị trường, thương hiệu mà khách hàng có được, tương lai về sản phẩm hay ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm, khách hàng trung thành, khả năng cung cấp dịch vụ, hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm, vị trí của khách hàng trong thị trường bao gồm cả thị trường trong nước và Quốc tế.

Năng lực thị trường càng cao thì nhu cầu vốn đầu tư của khách hàng càng lớn đây là một trong những cơ sở để ngân hàng xem cho vay.

- Năng lực sản xuất của khách hàng: Năng lực này thể hiện rõ ở toàn bộ giá trị tài sản mà khách hàng đưa ra để sản xuất kinh doanh, ,biểu hiện cụ thể là các công nghệ mà khách hàng đưa ra sản xuất hiện đại hay lạc hậu, hoạt động đầu tư của khách hàng là cơ sở để ngân hàng tính toán đến tính khả thi của dự án, liên quan đến nhu cầu vốn mà khách hàng cần vay của ngân hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực này thể hiện ở cơ cấu vốn của khách hàng, khả năng tự tài trợ của khách hàng, các chỉ tiêu tài chính của khách hàng: Như chỉ tiêu khả năng thanh toán, chỉ tiêu tài chính về năng lực hoạt động, chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Khi cho vay thì buộc ngân hàng phải thẩm định các chỉ tiêu tài chính này, chỉ tiêu này là cơ sở hết sức quan trọng để ngân hàng cho vay.

Năng lực tài chính của khách hàng càng cao khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Năng lực quản lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có năng lực quản lý tốt điều này thể hiện ở khả năng tổ chức nhân sự, sắp xếp các phòng ban, tổ chức hệ thống hạch toán kế toán, quản lý tài chính vừa đúng theo quy định của Nhà nước lại bảo đảm tính hiệu quả của hệ thống kế toán, tài chính, thống kê giúp cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó làm cơ sở cho ngân hàng ra quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả.

- Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo: Bất cứ khách hàng nào cũng có sở hữu một lượng tài sản nhất định để sản xuất kinh doanh. Việc sở hữu tài sản thể hiện ở khả năng Nhà nước công nhận về mặt sở hữu tài sản đó như: Quyền khai thác, sử dụng, đầu tư, sửa chữa… hay toàn quyền quyết định tài sản đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông thường khi khách hàng quan hệ với ngân hàng thì việc bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm có khi khách hàng không trả được nợ là cơ sở để cho ngân hàng thu hồi được vốn. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản là khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm là cơ sở để cho ngân hàng có thể chó khách hàng của mình vay.

- Tính khả thi của dự án: Dự án là nơi hội tụ tất cả các năng lực của khách hàng. Dự án đầu tư có tính khả thi là dự án phải thuyết minh được tính thiết thực, mục đích và kết quả của dự án, sự phù hợp của quá trình đầu tư với sự quy hoạch của nền kinh tế xã hội của vùng, miền hay ngành đó. Thông thường người ta sử dụng các chỉ số để đánh giá tính hiệu quả tài chính của dự án như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ số doanh lợi (PI) hay thời gian hoàn vốn (PP) làm cơ sở để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Khi dự án có hiệu quả về mặt tài chính, phù hợp với sự phát triển của xã hội và được luật pháp cho phép thì nó là cơ sở để ngân hàng cho khách hàng vay.

- Tư cách đạo đức của người vay: Chỉ tiêu này rất khó nắm bắt và rất khó thẩm định nhưng trước khi cho vay buộc ngân hàng phải xem xét một cách ký lưỡng vì điều này liên quan tới việc khách hàng trả nợ sau này. Một khi khách hàng có đạo đức không tốt thì khả năng hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng là rất khó (kể cả khi họ đủ khả năng trả nợ) hay khả năng họ sử dụng vốn đúng mục đích là rất ít.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)