Phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT là thực hiện một bản liệt kê tất cả các đặc trưng mạnh và yếu ( bên trong ) có thể có của một đối tượng liên quan. Xa hơn, SWOT nhắm vào một cái nhìn tổng thể tất cả các mối đe dọa và cơ hội có thể có (bên ngoài) trong tất cả các lĩnh vực thực tế xung quanh có cùng đối tượng.

Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá các lợi thế, bất lợi của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của NHNo Phú Thọ.

Phân tích các yếu tố

Môi trường bên trong

Điểm mạnh ( STRENGTHS )

Điểm yếu ( WEAKNESS )

Môi trường bên ngoài

Cơ hội

( OPPERTUNITIES )

Các nguy cơ, thách thức ( THREATS )

Nghiên cứu môi trƣờng bên trong doanh nghiệp:

+ Điểm mạnh: Tập trung nghiên cứu, phân tích một số yếu tố sau - Thương hiệu doanh nghiệp

- Uy tín doanh nghiệp

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực - Mạng lưới hoạt động

- Các chính sách hỗ trợ, Marketing -Môi trường kinh doanh trên địa bàn

+ Điểm yếu:

- Nguồn nhân lực chưa đồng đều giữa các chi nhánh và phòng giao dịch do mạng lưới hoạt động rộng khắp trong toàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chưa có nhiều chính sách tiếp cận, chăm sóc khách hàng

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa được trang bị đầy đủ, đồng đều tại các điểm giao dịch nên đôi khi xử lý thông tin không kịp thời.

Nghiên cứu môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp:

+ Cơ hội:

- Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới cũng như trong nước mấy năm gần đây tương đối ổn định.

- Tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại địa bàn, sự tăng trưởng kinh tế tại địa phương, sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương...

+ Thách thức:

- Trên địa bàn có nhiều Ngân hàng thương mại hoạt động với nhiều chính sách thu hút khách hàng hấp dẫn.Về tình hình mạng lưới các ngân hàng họat động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến cuối năm 2011 có 16 ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động. Cụ thể: i/ 03 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước ( chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long). ii/ 03 chi nhánh NHTM CP Công thương; iii/01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. iv/ 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển.v/ 07 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần (VietcomBank, SacomBank, Hàng hải, Quốc tế, Kỹ thương, Việt Nam thịnh vượng, Quân đội). vi/01 chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và 35 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

- Diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới như khủng hoảng kinh tế, nội chiến làm giảm thị trường tiếp nhận lao động người Việt Nam. - Hậu quả từ cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới hiện nay và chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước năm 2009 vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh chung của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn. Hàng loạt doanh nghiệp rơi sâu vào tình trạng bế tắc và phá sản. Một số doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)