5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
* Chỉ tiêu về nợ có đảm bảo:
Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ cuối cùng của ngân hàng đối với khách hàng vay, khi khách hàng này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, làm ăn thua lỗ, phá sản. Bởi vậy, nếu một tỷ lệ lớn các khoản nợ quá hạn là có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo có đủ giấy tờ hợp lệ thì khả năng thu hồi vốn sẽ cao hơn, nghĩa là khoản cho vay sẽ an toàn hơn và chất lượng tín dụng của ngân hàng đó sẽ cao hơn. Để phản ánh chính xác hơn khả năng thu hồi nợ từ tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ phải tiến hành phân loại tài sản đảm bảo theo một số tiêu thức: có đầy đủ hay không có giấy tờ pháp lý, khả năng thanh lý của tài sản. Tuy nhiên, chỉ tiêu trên mới chỉ phản ánh khả năng chứ chưa phải là số vốn thực tế thu hồi được từ tài sản đảm bảo. Do vậy, ngân hàng nên sử dụng đồng thời chỉ tiêu này với chỉ tiêu tỷ lệ thanh toán nợ từ tài sản đảm bảo được đo bằng số tiền thực tế thu được từ khai thác tài sản đảm bảo chia cho tổng dư nợ quá hạn của các khoản vay có tài sản đảm bảo.
* Tính đa dạng hoá của tài sản và sự phù hợp giữa cơ cấu vốn huy động và cho vay.
Trong danh mục đầu tư của ngân hàng thì phải đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro đồng thời phải xây dựng một cơ cấu kỳ hạn hợp lý và chấp hành các quy định về các nhu cầu vốn không được cho vay của Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó tạo ra lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng và mức độ an cao nhất. Ngân hàng ngoài xây dựng cấu trúc hợp lý cho riêng mình còn phải thực hiện yêu cầu của ngân hàng Nhà nước đề ra như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì ngân hàng được sử dụng không quá 80% nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng, tổng dư nợ cho vay của Tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% Vốn tự có của Tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho vay của Tổ chức tín dụng đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60 % Vốn tự có của Tổ chức tín dụng.
- Theo Quyết định số 1627/2011/QĐ–NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung về Quy chế cho vay của các Tổ chức tín dụng thì Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; + Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. + Để đảo nợ.
+ Để mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của Ngân hàng nhà nước.
* Kết quả thanh tra, kiểm tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi tích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra, giám sát ngân hàng là Thanh tra Nhà nước chuyên Ngành về Ngân hàng, mục đích của thanh tra Ngân hàng là nhằm góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi tích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước thuộc các chi nhánh tỉnh/thành phố là cánh tay kéo dài của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Định kỳ hoặc đột xuất Thanh tra, giám sát Ngân hàng Chi nhánh các tỉnh/thành phố tiến hành kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì vậy kết quả thanh tra, kiểm tra tín dụng của Thanh tra, giám sát ngân hàng các tỉnh/thành phố cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá một cách chính xác ý nghĩa chất lượng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của NHNo Phú Thọ. Từ đó, tìm hiểu được thực trạng của hoạt động tín dụng tại NHNo Phú Thọ trong mấy năm gần đây, biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị các số liệu qua các năm , từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị tác giả công tác. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như phù hợp với địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp trong việc phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH PHÚ THỌ