5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Trong các nghiệp vụ ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, nhưng hoạt động này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Vì thế, các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình đảm bảo duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng là một khái niệm được các nhà kinh tế tiếp cận theo các cách nhìn khác nhau nhưng theo quan niệm chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được hiểu như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở đây gồm có cả người gửi tiền và người vay tiền phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.
Qua khái niệm này ta có thể thấy rằng: Khách hàng, sự phát triển kinh tế xã hội, ngân hàng là ba nhân tố được đưa vào xem xét khi đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng.
- Chất lượng tín dụng đứng trên góc độ ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở giới hạn, mức độ, phạm vi tín dụng phải phù hợp với khả năng thực lực của ngân hàng, phải đảm bảo tính cạnh tranh, tỷ lê nợ xấu đảm bảo đúng quy định của nhà nước và hợp lý, dư nợ ngày càng gia tăng, hoạt động của ngân hàng ngày càng có lãi.
Như vậy, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh sự thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: Nợ xấu, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí nghiệp vụ, chi phí tổng thể và lãi suất… Chất lượng tín dụng không tự nhiên sinh ra mà nó là kết quả của một quá trình kết hợp hoạt động giữa những con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung. Do đó, để có chất lượng tín dụng cần có sự quản lý chặt chẽ của các ngân hàng.
Quản lý chất lượng cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được và duy trì chất lượng của một loại sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ. Nó bao gồm việc theo dõi, tìm hiểu và trừ những nguyên nhân gây ra những trục trặc trong việc cung cấp tín dụng để các yêu cầu của khách hàng liên tục được đáp ứng đảm bảo chất lượng và việc ngăn ngừa những trục trặc về mặt chất lượng bằng các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống (bao gồm cả công tác tư liệu), bao gồm việc thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng tốt, thích hợp có khả năng kiểm tra, kiểm soát.
- Chất lượng tín dụng đứng trên giác độ khách hàng: Quá trình tìm hiểu khách hàng sẽ làm cho ngân hàng đánh giá chính xác nhu cầu tín dụng của khách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hàng, đảm bảo thoả mãn nhu cầu hợp lý nhất về vốn của họ. Chất lượng tín dụng của khách, đảm bảo thoả mãn nhu cầu hợp lý nhất về vốn cho họ. Chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng tốt đối với khách hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng, với lãi suất và kỳ hạn trả nợ hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
- Chất lượng tín dụng xét từ giác độ kinh tế, xã hội: Mấy năm gần đây, nhờ có hoạt động tín dụng của ngân hàng nên góp phần thay đổi nền kinh tế, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tín dụng góp phần tích cực vào việc phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, từ đó góp phần vào giải quyết công ăn việc làm, khai thác một cách tốt nhất các nguồn lực của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất từ đó làm hài hoà giữa tăng trưởng tín dụng và phát triển kinh tế.