Mục tiêu và tầm nhìn chiến lược

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 98 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1 Mục tiêu và tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn của NHNo là “Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân ở Việt Nam”. NHNo cũng xác định sứ mệnh của mình là “Trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam về tư vấn tài chính chu đáo và phục vụ khách hàng công bằng”. Việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh của ngân hàng thể hiện rõ nhóm khách hàng mục tiêu mà ngân hàng hướng tới là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), định hướng lấy việc chăm sóc khách hàng làm sự khác biệt để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Tuy là một ngân hàng thương mại quốc doanh nhưng NHNo xác định hướng tới nhóm khách hàng cá nhân và SME. Định hướng này khá xuyên suốt và ổn định trong quá trình phát triển của NHNo, phù hợp với một số đặc thù của ngân hàng NHNo so với các ngân hàng Thương mại Quốc doanh khác

Đối với mảng bán lẻ, tiềm năng phát triển ở Việt Nam vẫn còn rất lớn, thu nhập ngày càng cao trong khi mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân Việt Nam vẫn còn thấp (chỉ khoảng 10% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng). Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam lại có chủ trương giảm mạnh giao dịch dùng tiền mặt. Tuy nhiên thách thức cũng không nhỏ do hiện nay rất nhiều ngân hàng TMCP đều hướng tới mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, đặc biệt còn có sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ...

Đối với mảng khách hàng SME, đây cũng là phân khúc thị trường có tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 450.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% số lượng doanh nghiệp và đóng góp gần 40% GDP cả nước. Kết quả điều tra gần đây của Cục Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chỉ có 32,38% SME có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, 35,25% khó tiếp cận, còn lại không thể tiếp cận.

Về cơ cấu cho vay SME: NHNo ưu tiên dành nguồn lực để phục vụ đối tượng khách hàng SME một cách tốt nhất. NHNo sẽ đưa vào hoạt động các chi nhánh,phòng giao dịch, trung tâm chuyên phục vụ khách hàng SME (SME Business Center) tại các địa bàn trọng điểm nhằm mục đích tiếp cận khách hàng SME gần hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn theo đúng chuẩn mực quốc tế. Song song với những mục tiêu nêu trên, NHNo đồng thời xác định mục tiêu chiến lược trong việc quản trị ngân hàng cần đạt được, cụ thể như sau:

- Khai thác nghiệp vụ Ngân hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng hàng đầu, đa dạng hóa sản phẩm Ngân hàng tạo sự thuận tiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng để từ đó quảng bá thương hiệu của NHNo .

- Thành lập bộ phận chuyên phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả những doanh nghiệp mới nhằm chủ trương xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bộ phận này sẽ tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tài chính và ngân hàng nhằm kịp thời cung cấp những sản phẩm cần thiết bao gồm giao dịch tài chính, quản lý quỹ (tiền mặt), và các khoản vay thương mại,... đáp ứng yêu cầu khách hàng.

- Tiếp tục xây dựng và tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra sự tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế nhằm đạt được lợi nhuận và sự phát triển vượt bậc. Công việc này đang được xúc tiến tích cực với sự tham gia của tư vấn quốc tế (Price Waterhouse Coopers).

- Tập trung vào công nghệ Ngân hàng nhằm tạo ra nhiều ứng dụng, tiện ích, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và mở rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)