Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 111 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.5.2. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng . Hiệu quả của hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích, xét đoán tình hình cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng. Đặc biệt là với quy trình của NHNO hiện nay, cá nhân các cán bộ tín dụng thường là người có vai trò chính trong việc thẩm định tính hiệu quả của các hồ sơ xin vay và tự phải thực hiện kiểm soát tới quá trình hoạt động của dự án cũng như việc thu hồi và xử lý nợ. Trong giai đoạn tới với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM, sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế và sự đổi mới vượt bậc của công nghệ ngân hàng sẽ đòi hỏi các ngân hàng Thương mại phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt, năng động, có khả năng nắm bắt thị trường, có sức khoẻ và khả năng chịu áp lực cao trong khi vẫn không mất đi những phẩm chất căn bản của một cán bộ ngân hàng là cẩn thận và trung thực. Những yêu cầu về trình độ, phẩm chất của người cán bộ ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng là rất cao, điều đó chứng tỏ để có được những cán bộ ngân hàng giỏi không phải là một việc đơn giản. Người cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo để có được những kỹ năng rất cần thiết, đó là:

+ Kỹ năng giao tiếp: đây là một kỹ năng quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng thu thập thông tin nhiều hơn, chính xác hơn từ phía khách hàng cũng như sẽ thu hút, lôi kéo được nhiều khách hàng tới với những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng;

+ Kỹ năng điều tra: kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết thu thập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau phục vụ cho công tác thẩm định, đáng giá khoản vay;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kỹ năng đàm phán: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết thương lượng với khách hàng các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản quy định trong chế độ, thể lệ cho vay trước khi ký hợp đồng, cũng như thuyết phục được khách hàng tuân theo những yêu cầu của ngân hàng đem lại lợi ích cho cả hai phía;

+ Kỹ năng phân tích: kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết nhận định, đánh giá tình hình một cách có cơ sở khoa học, kết hợp với tình hình thực tiễn đang diễn ra, từ đó rút ra kinh nghiệm tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay;

+ Kỹ năng tổng hợp: Trên tất cả các dữ liệu đã thu thập được cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng đồng thời nêu được quan điểm của mình trên từng điểm đó. Đây là khả năng hết sức quan trọng đối với cán bộ thẩm định tín dụng, không phải ai cũng có khả năng này.

+ Kỹ năng suy diễn: Trên những nhận định về khách hàng hiện tại, bằng phương pháp suy diễn trên cơ sở khoa học, cán bộ thẩm định tín dụng đưa ra những nhận định trong tương lai. Kỹ năng này giúp cho cán bộ thẩm định đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay.

+ Kỹ năng viết: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp thông tin để viết báo cáo, tờ trình có tính thuyết phục, lôgic khi trình lên lãnh đạo phê duyệt. Từ những yêu cầu cao đối với cán bộ tín dụng, NHNO CN Phú Thọ phải xây dựng cho mình một chiến lược để phát triển nguồn nhân lực tín dụng như:

- Chính sách tuyển dụng: Ngân hàng cần có một chính sách tuyển dụng chặt chẽ, đảm bảo khách quan, công bằng. Trước khi tuyển dụng cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ứng viên có trình độ và khả năng biết và nộp hồ sơ tham gia, tránh tình trạng chỉ thông tin hẹp để hạn chế ứng viên tham dự. Qua trình thi tuyển cần tiến hành nghiêm túc cả hai vòng thi nghiệp vụ và phỏng vấn, không được để sảy ra việc lộ đề thi hoặc quay cóp trong quá trình thi.

- Tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ để nâng cao năng lực làm việc của cán bộ tín dụng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Với cán bộ tín dụng mới tuyển dụng: đây hầu hết là các cán bộ trẻ, mới ra trường, được đào tạo cơ bản. Tuy nhiên, lại thiếu kinh nghiệm, đồng thời lại được đào tạo ở một số trường khác nhau, chuyên ngành khác nhau vì vậy trong hai năm đầu tiên Ngân hàng cần mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ như: Nghiệp vụ ngân hàng hàng thương mại; nghiệp vụ thẩm định, phân tích tín dụng; quy trình tín dụng; cách sử dụng sổ tay tín dụng; Nghiệp vụ chấm điểm tín dụng. Việc đào tạo này có tác dụng chuẩn hóa ngay từ đầu, thống nhất cách hiểu, cách thực hiện đối với toàn bộ các cán bộ mới này.

+ Với cán bộ tín dụng đã làm việc trên hai năm: đây là các cán bộ đã ít nhiều có kinh nghiệm thực tế sau hai năm làm việc trực tiếp. Các cán bộ này cần được đào tạo các nghiệp vụ để trở thành các chuyên viên có khả năng làm việc độc lập như: kỹ năng bán hàng; phương pháp thăm dò ý kiến khách hàng; kỹ năng phân tích dữ liệu khách hàng; kỹ năng chăm sóc khách hàng VIP; kỹ năng giao tiếp tự tin và nắm giữ trái tim khách hàng; kỹ năng xử lý tình huống, chuyển bại thành thắng; Thẩm định tài chính và cảm nhận kinh doanh. Trong thời gian năm năm các cán bộ này cần phải được đào tạo tất cả các kỹ năng trên.

+ Với lãnh đạo chi nhánh, trưởng, phó các phòng ban, bộ phận và các cán bộ tín dụng nằm trong diện quy hoạch của Chi nhánh thì cần được đào tạo thêm các kỹ năng nâng cao như: kỹ năng thiết kế sản phẩm; kiểm toán báo cáo tài chính; quản lý rủi ro thị trường; hệ thống ngân hàng hiện đại và sản phẩm ngân hàng.

+ Ngoài ra, để thực hiện định hướng của Chi nhánh là đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, phát triển cho vay bằng ngoại tệ thì ngay trong thời gian này Chi nhánh cần lựa chọn các cán bộ có trình độ về ngoại ngữ để cho đi đào tạo về các nghiệp vụ gồm: tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ; hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)