5. Kết cấu của luận văn
4.5.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay
Thứ nhất, quy trình cho vay đã được quy định và hướng dẫn cụ thể trong Sổ tay tín dụng của NHNO. Đó là một quy trình được tính từ khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng đến khi thu hồi hết nợ, giải chấp tài sản đảm bảo, thanh lý hợp đồng. Đây là quy trình chặt chẽ, bao gồm nhiều bước. Cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như thẩm định, trong đó có khâu thẩm định tài sản đảm bảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng cũng phải rất linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, thì các bước hướng dẫn hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn, cán bộ chỉ cần tập trung nhiều hơn vào dự án xin vay. Ngược lại, đối với khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng cần thiết phải thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng các bước trong quy trình, để đảm bảo rằng khách hàng hiểu rõ và thực hiện được các yêu cầu của ngân hàng.
Trong cho vay, thời gian và cơ hội là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp xin vay và cả ngân hàng. Do đó, áp dụng một quy trình linh hoạt, vừa đảm bảo các quy định, vừa giảm nhẹ thủ tục, giảm bớt thời gian là cần thiết.
Thực hiện tốt quy trình cho vay đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực hiện tốt ngay ở từng bước của quy trình, vì bước sau có tính kế tiếp bước trước. Do đó, tuân thủ quy trình chặt chẽ mà lại rất linh hoạt là điều kiện quan trọng để có được các quyết định cho vay đúng đắn, tạo điều kiện hết sức cho khách hàng, đồng thời đảm bảo an toàn, sinh lợi cho ngân hàng. Hiệu quả cho vay nhờ đó được nâng cao.
Thứ hai, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:
Để nâng cao chất lượng tín dụng thì NHNO CN Phú Thọ phải có một chính sách tín dụng thích hợp, ổn định mang tính chất lâu dài. Cụ thể:
- Đối với chính sách khách hàng: Do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng hoạt động có hiệu quả, vì vậy đối với khách hàng là doanh nghiệp thì trong thời gian tới NHNO CN Phú Thọ cần cử cán bộ tín dụng tìm hiểu các doanh nghiệp tại địa bàn mình hoạt động, từ đó có cách tiếp cận, tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng của NHNO đối với khách hàng, tăng cường cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tìm hiểu và tiếp cận các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ, việc đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp này ngoài lãi từ cho vay ngoại tệ chi nhánh còn có được rất nhiều lợi ích khác từ dịch vụ chuyển tiền đến nguồn ngoại tệ nhàn dỗi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng: đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng đa dạng và phong phú của nền kinh tế, NHNO CN Phú Thọ trong thời gian tới không nên chỉ tập trung vào hoạt động nghiệp vụ truyền thống là cho vay VNĐ mà phải tăng cường mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như bảo lãnh hay cho vay bằng ngoại tệ. Hiện nay nhu cầu về tư vấn tài chính của các khách hàng là rất lớn, phát triển loại hình dịch vụ này để vừa tăng thu nhập cho ngân hàng vừa thoả mãn nhu cầu cho khách hàng.
- Đối với tài sản đảm bảo: đây là nguồn để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay khi khách hàng không trả được nợ, đối với tài sản đảm bảo là tài sản cố định thì ngân hàng phải quan tâm đến sự hao mòn vô hình của tài sản đó, đồng thời phải theo dõi thị trường trong tương lai của sản phẩm đó.
- Chính sách lãi suất: Nên áp dụng chính sách lãi suất phù hợp, mền dẻo với từng dự án, đối tượng vay vốn. Việc thiết lập được chính sách lãi suất phù hợp sẽ tạo điều kiện để NHNO CN Phú Thọ chiếm được ưu thế trong cạnh tranh giữa các ngân hàng và tạo uy tín đối với khách hàng.
Thứ ba, nâng cao công tác thẩm định: Về thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần nắm vững thông tin về khách hàng vay vốn bao gồm: Những thông tin cơ bản được thu thập về khách hàng nhất là tin về lịch sử khách hàng. Nhưng thực tiễn cũng như thị trường luôn luôn vận động. Vì vậy, cần căn cứ vào nhiều kênh thu thập thông tin khác nhau để thường xuyên cập nhật thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng. Ngay từ đầu cán bộ tín dụng phải xác định và phân loại khách hàng thuộc đối tượng nào? Uy tín của họ với ngân hàng ra sao? Có sẵn lòng trả nợ ngân hàng không? Phương án vay vốn có mang lại hiểu quả kinh tế, để khách hàng trả nợ ngân hàng không? Việc thẩm định uy tín của khách hàng được xem là yếu tố quan trọng trong quan hệ tín dụng. Xét theo lý thuyết, việc đánh giá các yếu tố cá nhân là hoàn toàn mang tính chủ quan, thế nhưng việc đánh giá của cán bộ tín dụng có chính xác hay không sẽ có vai trò quyết định đến hiệu quả tín dụng cho vay, nếu việc đánh giá sai đối tượng khách hàng xin vay vốn sẽ làm giảm những khách hàng có mối quan hệ tốt với ngân hàng có hoặc có thể ngân hàng không có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khả năng thu hồi nợ khi đã cho vay. Công việc sẽ dễ dàng hơn nếu người đi vay là khách hàng truyền thống từng vay vốn trước đó. Trường hợp khách hàng mới quan hệ với ngân hàng thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về thủ tục, phương thức cho vay và đặc biệt quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét đến trách nhiệm trong quản lý kinh doanh. Những khía cạnh này phải xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi cho vay.