Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng qua chỉ tiêu sự phù hợp giữa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng qua chỉ tiêu sự phù hợp giữa

giữa nguồn vốn huy động và cho vay.

Bảng 3.13. Tình hình phù hợp giữa nguồn vốn huy động và cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nguồn vốn huy động Cho vay Tổng nguồn vốn huy động Cho vay Tổng nguồn vốn huy động Cho vay Tổng cộng 3273 4324 3681 5125 4680 5690 Ngắn hạn 1784 2205 2070 2624 2276 3057 Trung và dài hạn 1489 2119 1611 2501 2404 2633

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.9. Nguồn vốn huy động và tổng dư nợ năm 2009, 2010 và 2011

Từ biểu đồ trên ta thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn của chi nhánh có xu hướng là khá tốt. Năm 2009, 2010 nguồn huy động từ địa bàn của Chi nhánh chỉ đáp ứng được lần lượt là 76%, 72% dư nợ cho vay, phần còn lại phải mua vốn từ hội sở. Đến năm 2011 chi nhánh đã tự chủ được nguồn vốn tốt hơn so với 2009, 2010 là 82% dư nợ cho vay.

3.3.5. Thực trạng chất lượng tín dụng qua phân tích dư nợ tín dụng phân theo loại tiền vay.

Bảng 3.14. Cơ cấu Nguồn huy động và Cho vay theo loại tiền

Đơn vị:Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nguồn huy động Dƣ nợ cho vay Nguồn huy động Dƣ nợ cho vay Nguồn huy động Dƣ nợ cho vay 1. VND 3036 4050 3425 4845 4428 5462

2.Ngoại tệ quy đổi 237 274 256 280 252 228

Tổng 3273 4324 3681 5125 4680 5690

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản từ 2009, 2010 và 2011)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2009 2010 2011

Tong nguon von huy dong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể thấy rằng nguồn vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh không cao so với tổng nguồn và cho đến nay vấn đề huy động bằng ngoại tệ vẫn chưa phải là thế mạnh của chi nhánh. Hơn thế nữa, Chi nhánh lại nằm sát ngay với phòng giao dịch của Ngân hàng ngoại thương Việt nam, là một Ngân hàng rất có uy tín trong lĩnh vực huy động và cho vay bằng ngoại tệ, do vậy trong thời gian qua chi nhánh không cho vay bằng ngoại tệ được. Việc không cho vay bằng ngoại tệ làm cho tính đa dạng hóa sản phẩm cho vay của chi nhánh kém, đồng thời các dịch vụ, lợi ích kèm theo cũng không phát triển được, việc tiếp cận đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bị hạn chế.

3.4. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại NHNo tỉnh Phú Thọ

3.4.1. Kết quả đạt được

Qua những kết quả đạt được đã phân tích ở các phần trên, có thể thấy được chất lượng tín dụng tại NHNo tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả sau:

Dư nợ tín dụng ở mức khá cao so với các TCTD trên địa bàn và ổn định qua một số năm gần đây. Kết quả này phản ánh được vị thế uy tín của chi nhánh đối với các khách hàng có quy mô kinh doanh không lớn và dần thu hút thêm được ngày càng nhiều các tư nhân có quy mô kinh doanh lớn hơn.

Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi thông qua các hoat động như gửi thư chúc mừng và thông qua các mối quan hệ vơi các khách hàng truyền thống, quen biết…, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định, thực hiện giao dịch một cửa, tạo điều kiện tốt cho khách hàng hoàn thành sớm các thủ tục xin vay một cách nhanh chóng và thuận lợi. Từng bước xây dựng được nền tảng khách hàng bền vững cho Ngân hàng.

Công tác thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh, phương án sử dụng tiền vay được phân tích dựa trên số liệu thực tế một phần do khách hàng cung cấp, một phần do sự thu thập của các chuyên viên khách hàng trên cơ sở định giá đối với tài sản đảm bảo của các công ty định giá có uy tín. Do vậy chi nhánh đã kết hợp giữa tính khách quan của các công ty định giá và khả năng trình độ nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng đảm bảo cơ bản tính an toàn trong hoạt động cho vay. Bên cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó theo định kỳ (thường là theo năm) chi nhánh sẽ thực hiện xếp loại khách hàng, cả pháp nhân và thể nhân theo những tiêu thức hết sức chặt chẽ do Hội đồng quản trị NHNo tỉnh Phú Thọ đưa ra và lấy đó làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá, quản lý khách hàng phù hợp với từng loại đối tượng trên cơ sở đó nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng của Chi nhánh.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về khách hàng như thông tin về nhân sự, về cơ cấu tổ chức, năng lực của cán bộ lãnh đạo, về tình hình hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho, quan hệ của khách hàng với các đối tác, những thay đổi trong môi trường kinh doanh của khách hàng, định kỳ tổ chức gặp mặt tiếp xúc, tham gia hoạt động của khách hàng. Tuân thủ quy định của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị NHNo tỉnh Phú Thọ về theo dõi quản lý khách hàng, tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng, đây chính là tiền đề cho việc tạo ra những khoản cho vay có chất lượng cao.

Công tác quản lý hồ sơ khách hàng: định kỳ 3 tháng, chi nhánh sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng, đối chiếu với sao kê kế toán (số dư, tài sản đảm bảo,…), bổ sung các giấy tờ còn thiếu, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay,….thực hiện sắp xếp hồ sơ theo từng loại vay và đối tượng vay vốn, tiến hành lưu trữ các hồ sơ đã hoàn tất.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

a. Hạn chế

Nhìn chung hoạt động tín dụng tại Chi Nhánh đã đạt được những kết quả khá khả quan. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế nhất định, nếu khắc phục được thì hiệu quả cho vay sẽ còn cao hơn nữa. Cụ thể:

- Về phía ngân hàng.

+Thứ nhất: Tồn tại nhiều thiếu sót trong quy trình cho vay.

Áp lực về thời gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vốn, kết quả thẩm định không được tốt. Bên cạnh đó, áp lực về thời gian còn có thể dẫn đến những thiếu sót trong quy trình cho vay như: Hồ sơ khách hàng, quá trình giải ngân, kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn… làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.

+Thứ hai: tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng nhanh và cao mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn trong giới hạn cho phép (nhỏ hơn 5%), tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế mà trực tiếp là các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt, vấn đề nợ xấu luôn là vấn đề đáng quan tâm, ngoài việc làm giảm thu nhập của ngân hàng nó còn một phần nào đó làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

+ Thứ ba: là sự mất cân đối giữa hoạt động cho vay bằng ngoại tệ và cho vay bằng nội tệ.

+ Thứ tư: công tác đôn đốc thu hồi nợ chưa được tiến hành thường xuyên, do vậy một số khách hàng “quen” dựa vào sự nhắc nhở của ngân hàng “quên” hoặc “cố ý quên” do chưa ý thức được những hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu khi mà họ chỉ nghĩ đơn giản là do “bận” hoặc do “thà bị chuyển thành nợ quá hạn còn hơn phải lo thủ tục vay chỗ này trả chỗ kia”.

+ Thứ năm: Công tác marketing ngân hàng còn yếu. Mặc dù, đã áp dụng một số biện pháp như gửi thư chúc mừng, gửi thư quảng cáo… Tuy nhiên, các hoạt động trên lại chưa được tiến hành thường xuyên. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của cán bộ công nhân viên, lãnh đạo của chi nhánh về vai trò và phương thức tiến hành để đạt được hiệu quả cao là chưa cao.

+ Thứ sáu: Hoạt động thu thập thông tin, quản lý giám sát khách hàng chưa được thực hiện một cách đồng bộ còn mang tính hình thức. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do chủ tâm của doanh nghiệp khi cung cấp những thông tin sai lệch, phần nữa là do sự quá tải trong hoạt động của đội ngũ cán bộ tín dụng.

+ Thứ bảy: Cán bộ tín dụng còn bị động trong việc thu hút tìm kiếm khách hàng.

- Về phía khách hàng.

+ Khả năng kinh doanh, sử dụng vốn ngân hàng của một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế: Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận nhưng ở mức quá thấp, không đủ để trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ chậm thu hồi được gốc và lãi hoặc xấu nhất có thể mất vốn.

+ Khách hàng có thái độ trả nợ không tốt: Vẫn còn một số doanh nghiệp không có ý thức tốt trong việc trả nợ, ở đây nói đến những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhưng không muốn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, nhằm mục đích chiếm dụng tín dụng của ngân hàng, họ viện nhiều lí do để không trả nợ đúng hạn, lần lữa và xin gia hạn một cách không trung thực. Điều này sẽ làm cho ngân hàng thu hồi vốn một cách khó khăn, đồng thời làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.

b. Những nguyên nhân chủ yếu:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Quy trình cho vay chưa hoàn thiện và thiếu chặt chẽ: Ngân hàng NHNO đã lập ra Sổ tay tín dụng nhằm mục đích chuẩn hoá các khái niệm, các bước cần có trong quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Sổ tay tín dụng được lập dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo chất lượng món vay là tốt. Tuy vậy việc áp dụng đầy đủ quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ ở trên lý thuyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình trong Sổ tay tín dụng, nhiều bước thực hiện dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng

+ Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng: Nhân viên tín dụng của Chi nhánh đa số là những nhân viên trẻ tuổi và có trình độ, nhiệt tình say mê công việc song còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thích ứng ngay được với cơ chế thị trường, việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và cập nhật thông tin còn ít, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu những cán bộ có trình độ tổng hợp, biết tổng quát về họat động của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác:Trong nền kinh tế phát triển, vấn đề thông tin trở thành một trong những yếu tố chính trong cạnh tranh. Những ai nắm được càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì càng có nhiều cơ hội thành công. NHTM hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - một lĩnh vực dịch vụ mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công việc kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiếm thông tin về khách hàng từ mọi nguồn có thể. Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng chưa có được một cơ chế, một cách thức tối ưu để tìm kiếm thông tin. Những thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp, và ngân hàng không tìm được cách nào để xác định liệu những thông tin đó là đúng hay sai. Do vấn đề thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tính đúng đắn và chính xác.

+ Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn còn chưa tốt. Chịu trách nhiệm về một khoản cho vay không chỉ thuộc về một mình cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh. Công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có được hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng hoặc có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng, đảm bảo hiệu quả của khoản vay. Thời gian vừa qua đã cho thấy công tác kiểm tra kiểm soát vẫn chưa tốt, vẫn để xảy ra những tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, nợ quá hạn, nợ xấu, những sai phạm mà không phát hiện được.

+ Ngân hàng chưa có những giải pháp mang tính đồng bộ, thu hút khách hàng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung: trong hoạt động Ngân hàng, bất kỳ một nghiệp vụ nào để có chất lượng tốt đều phải đảm bảo có sự giám sát lẫn nhau hoặc có sự phân cấp rõ dàng. Mặc dù Ngân hàng cũng đã rất quan tâm đến những công tác này và coi việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là một trong những mục tiêu hàng đầu, song chi nhánh chưa tách riêng bộ phận Hỗ trợ kinh doanh ra khỏi Phòng quản lý rủi ro và Phòng tín dụng vẫn chưa tách ra thành 2 bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phận là Phòng quan hệ khách hàng và Phòng thẩm định cho vay để đảm bảo mọi công việc đều có sự giám sát lẫn nhau. Điều này dẫn đến rất nhiều tồn tại trong công tác tín dụng mà các đoàn thanh tra, kiểm tra đã đề cập.

+ Đối với hoạt động cho vay bằng ngoại tệ: bên cạnh các nguyên nhân từ bên ngoài như số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không nhiều, thì một nguyên nhân quan trọng nữa cần phải nhắc tới là do những hạn chế trong việc thu hút vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh, nguồn vốn ngoại tệ huy động được của Chi nhánh là quá ít. Vì vậy nếu cho vay chi nhánh sẽ phải tiếp nhận thêm nguồn vốn ngoại tệ từ NHNo tỉnh Phú Thọ với lãi suất mua vốn khá cao, điều này sẽ làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động cho vay bằng ngoại tệ.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Năng lực tài chính của khách hàng kém: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu quá nhỏ, tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ, do đó không có khả năng vay được những nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Đồng thời với những dự án khi xem xét có hiệu quả cao, tuy vậy do giới hạn về tài sản đảm bảo nên không thể cho vay theo nhu cầu của khách hàng thì chất lượng món vay này cũng không thể coi là tốt. Kể cả trong trường hợp cho vay thì nếu giá trị tài sản đảm bảo không đủ cũng sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Dù trong bất kì trường hợp nào thì khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt thì hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)