5. Kết cấu của luận văn
1.2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc môi trường
- Môi trường kinh tế.
Những diễn biến về lạm phát, giá cả, bất động sản, tỷ giá ngoại tệ, tổng mức tăng trưởng tín dụng nói chung và luồng vồn từ bên ngoài thường là những yếu tố gây ra những yếu kém trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt có thể gây ra những rối loạn mang tính hệ thống, khi tất cả các ngân hàng đều chịu tác động một lúc bởi những thay đổi trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sự bất ổn của nền kinh tế: tăng trưởng kinh tế âm, thâm hụt tài chính lớn không có khả năng chông đỡ, bù đắp, tự do hoá tài chính quá nhanh dân đến những hành vi thiếu thận trọng, tự do hoá về cán cân vốn không tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế nội địa, sự tăng, giảm giá đột biến của tài sản có thể là những nguyên nhân gây ra rủi ro hệ thống; sự cho vay tràn lan đối với hoạt động đầu cơ tài chính vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán so với các mặt hàng khác và sự cho vay như vậy lại dựa trên giá trị tài sản thế chấp là một trong những nguyên nhân kéo chất lượng tín dụng xuống thấp. Ngược lại, hoạt động kinh tế cũng như những biến động trên thị trường là không đáng kể và có thể dự đoán được thì sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng Thương Mại, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cung và cầu vốn đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế ngày càng cao.
- Môi trường pháp lý.
+ Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, sự sách nhiễu của các văn bản hành chính có liên quan sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, do vậy vốn đưa vào kinh doanh sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Cùng với nó là sự thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khoá của chính phủ qua từng thời kỳ cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho ngân hàng trong quá trình hoạt động của nó. Vì vậy việc xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, ổn định sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các Ngân hàng thương mại.
- Môi trường chính trị
Môi trường chính trị đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là đối với lĩnh vực hoạt động nhạy cảm như Ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước là một nhân tố tạo ra những thuận lợi và ngược lại chính trị không ổn định cũng gây ra những khó khăn không phải là nhỏ đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại nói riêng. Một khi xảy ra những diễn biến gây bất ổn định về chính trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
như: chiến tranh, xung đột sắc tộc, mâu thuẫn nội bộ giữa các đảng phái chính trị, bạo động, biểu tình, bãi công, cấm vận, thì như vậy nghĩa là các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể yên tâm đầu tư vốn vào quốc gia đó, doanh số phát vay không thể có cơ hội tốt để tăng lên và phần tăng lên đó lại rất khó có khả năng hoàn trả lại cho Ngân hàng. Việc bất ổn định về chính trị sẽ làm tê liệt quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá bị đình trệ, vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh khó có thể thu hồi, từ đó dẫn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cũng bị ảnh hưởng theo.
- Môi trường cạnh tranh.
Đối với các Ngân hàng Thương mại thì các Ngân hàng Thương mại khác, các Ngân hàng Thương mại cùng hệ thống khác địa bàn, các tổ chức trung gian tài chính khác như: công ty bảo hiểm, các công ty tài chính… được xem là những đối tác cùng kinh doanh. Mối quan hệ giữa Ngân hàng Thương mại và các tổ chức trên là mối quan hệ tương tác, tác động qua lại lẫn nhau và các tổ chức trên vừa là đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng là đối tác kinh doanh của Ngân hàng. Và do đó, tác động của đối thủ cạnh tranh tới chất lượng hoạt động tín dụng cũng diễn ra theo hai chiều hướng:
Thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh mỗi Ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị hiện đại, tăng cường thu hút, đào tạo thêm đội ngũ lao động trình độ cao, không ngừng củng cố khuếch trương uy tín, thế mạnh của Ngân hàng mình, chiều hướng này sẽ góp phân nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ hai, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng cũng làm cho các Ngân hàng bỏ qua một số điều kiện cần thiết trong quy trình tín dụng, nới lỏng một số điều kiện nhằm khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút thêm khách hàng, do vậy sẽ làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng sụt giảm.
- Môi trường tự nhiên.
Các yếu tố về môi trường tự nhiên như: thiên tai, lũ lụt, địa bàn hoạt động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ hay nói cách khác là ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Mặc dù rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những rủi ro loại này lại chiếm không lớn, hơn thế nữa Ngân hàng lại được chia sẻ rủi ro, thiệt hai với các công ty bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ khi thiệt hại xảy ra ở quy mô lớn và mang tính hệ thống