Giải pháp về chiến lược và chính sách kinh doanh:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 106 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.2. Giải pháp về chiến lược và chính sách kinh doanh:

* Huy động vốn:

Xác định nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo, đảm bảo tăng trưởng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng và nhu cầu thanh khoản của Chi nhánh. Nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn, nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn huy động. Chú trọng tới nguồn huy động từ dân cư, thực hiện các biện pháp triển khai huy động vốn như bàn tiết kiệm lưu động tới từng khu dân cư, thành lập các tổ huy động vốn, có cơ chế khen thưởng khuyến khích đối với các cá nhân, tập thể có công tác huy động vốn tốt cụ thể:

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và tổ chức tài chính.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn (thu chi tiết kiệm tại nhà; tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm sinh lộc, phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá…) đi kèm với hình thức marketing thích hợp nhằm thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.

- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng dân cư doanh nghiệp, khách hàng lâu năm truyền thống có thể được ưu đãi với lãi suất cao hơn hoặc đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp để không những giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn, hợp tác với các tổ chức cung cấp dịch vụ, hàng hoá công cộng như: Thu học phí, trả lượng, phí điện thoại, phí bảo hiểm… để thu hút các khoản thu phí dịch vụ.

- Giao chỉ tiêu dư nợ gắn với chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các bộ phận, gắn với thi đua khen thưởng kịp thời.

* Cấp tín dụng

- Hiện nay các phương thức cho vay của NHNo tỉnh Phú Thọ áp dụng trong thời gian qua hầu hết là các phương thức cho vay theo truyền thống như theo món, theo hạn mức, theo dự án đầu từ, vẫn chưa triển khai những phương thức cho vay hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như: Cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn, các ngân hàng sẽ có cơ hội tham gia vào những dự án lớn nhằm tăng dư nợ tín dụng, học tập thêm kinh nghiệm quản lý dự án, và chia sẻ rủi ro cho người cho vay.

- Tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Từ lâu, do cơ chế tín dụng tại các ngân hàng quốc doanh đã tạo ra suy nghĩ lệch lạc cho khách hàng vay vốn. Trong thời gian tới với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàng chính là thượng đế, họ có quyền đòi hỏi, so sánh và chọn cho mình một ngân hàng tốt nhất để giao dịch. Vì vậy, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng ngày nay nói chung và hoạt động của NHNo tỉnh Phú Thọ nói riêng.

- Cải thiện thủ tục, quy trình cho vay: cải thiện theo hướng có cơ chế phân cấp rõ ràng, đảm bảo một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức theo phân cấp phù hợp với quy định pháp luât.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)