Về mục tiêu quản trị điều hành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 103 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.7. Về mục tiêu quản trị điều hành

- Nâng cao hiệu quả mạng lưới, thiết kế sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng khách hàng trên địa bàn.

- Nâng cao năng lực điều hành và kỹ năng phát triển ngân hàng hiện đại. - Tăng cường kiểm tra kiểm soát, nâng cao kỷ cương, kỷ luật.

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, thiết bị tin học để phục vụ tốt yêu cầu kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chiến lược về nguồn lực.

Trang bị và nâng cấp máy vi tính, ATM, Pos…

Tuyển dụng và đào tạo cán bộ tiếp nhận kỹ thuật mới.

Phát triển các kênh phân phối trực tuyến như ATM, điện thoại di động, internet…

Có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các doanh nghiệp hoạt động uy tín, hiệu quả.

Về mục tiêu hoạt động

Tập trung giải quyết dứt điểm nợ xấu, không có nợ tồn đọng mới phát sinh do chủ quan.

Tăng cường huy động vốn, chú trọng huy động vốn trung, dài hạn ngoại tệ và dân cư.

Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ.

4.4. Nhóm giải pháp chung về nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHNo tỉnh Phú Thọ

4.4.1. Chính sách Marketing

Ngày nay, việc mở rộng hoạt động của hệ thống Ngân hàng thông qua việc khuyếch trương hoạt động quảng cáo, tuyên truyền là một việc làm rất cần thiết. Với phương châm “Một khách hàng là bạn đồng hành của Ngân hàng”, “Chúng tôi chính là sự phát triển của các bạn”, ngân hàng phải làm sao cho mọi người biết đến hoạt động của mình, cho khách hàng thấy được lợi ích khi giao dịch với Ngân hàng. Vì hiện nay khi nói đến Ngân hàng nhiều người còn không biết được là khi họ gửi tiền vào Ngân hàng họ sẽ được gửi với lãi suất bao nhiêu, được hưởng những lợi ích, ưu đãi gì, cho nên nhiều người khi muốn gửi tiền vào Ngân hàng cũng ngại. Như vậy Ngân hàng phải đẩy mạnh, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, tuyên truyền như là quảng cáo qua báo, đài, tivi, phát tờ rơi, thư ngỏ…, hướng dẫn cụ thể rõ ràng mọi hoạt động, dịch vụ và mức lãi suất của Ngân hàng.

Đối với NHNo tỉnh Phú Thọ vì trên địa bàn có nhiều Ngân hàng thương mại, mặt khác, do là một ngân hàng còn mới, các sản phẩm dịch vụ cung cấp chưa nhiều, chất lượng thanh toán còn thấp nên không thể khuyếch trương ầm ĩ. Vì vậy để phù hợp với điều kiện thực tế, Ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ nhất, phải hình thành đội ngũ nhân viên quảng cáo, tuyên truyền mang tính chất nghiệp vụ chuyên môn. Như vậy sẽ ngày càng nhiều người biết đến và biết rõ về Ngân hàng. Quảng cáo mang tính chất khoa học bằng tuyên truyền, quảng cáo bằng uy tín và chất lượng dịch vụ, phong cách giao dịch của Ngân hàng. Như vậy sẽ làm tăng niềm tin nơi khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng cần chú trọng đặc biệt đến mạng lưới thông tin quảng cáo, tuyên truyền đến các vùng nông thôn vì Phú Thọ là một tỉnh miền núi, dân cư chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp nông thôn. Đưa các thông tin chính xác, đúng đắn về hoạt động của Ngân hàng cho người dân biết, đáp ứng mọi yêu cầu thắc mắc của người dân.

Thứ hai, song hành với hình thức quảng cáo đó là khuyến mãi, giúp đẩy mạnh thêm hoạt động quảng cáo, thu hút nguồn vốn vào Ngân hàng. Các hình thức khuyến mãi đa dạng, hay sẽ tạo sự thích thú nơi khách hàng như: lãi suất ưu đãi đối với khách hàng giao dịch thường xuyên, đây cũng chính là những người quảng cáo, tuyên truyền hữu hiệu và tốt nhất cho Ngân hàng, bởi họ là người đã hiểu rõ về Ngân hàng.

Thứ ba, phải đa dạng hoá sản phẩm, thường xuyên tìm kiếm các hình thức dịch vụ mới để phục vụ tốt hơn khách hàng, thực hiện nhanh chóng, chính xác các biện pháp nghiệp vụ để tạo ra một hình ảnh tốt về Ngân hàng. Hiện nay để thu được những lợi nhuận trong kinh doanh tại NHNo tỉnh Phú Thọ đã đa dạng hoá mọi loại hình hoạt động của mình, trong thời gian tới Ngân hàng cần tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh đó, ngoài ra hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay là một trong những hoạt động đem lại thu nhập lớn cho Ngân hàng, mà hoạt động thanh toán quốc tế lại chưa được mở rộng tại NHNo tỉnh Phú Thọ cho nên Ngân hàng cần phải mở rộng lĩnh vực này vì thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế cao thì sẽ có vai trò bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao uy tín của Ngân hàng, mở rộng quan hệ đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có nhu cầu về vốn lớn, khả năng sinh lời cao. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần có các biện pháp tăng cường các dịch vụ thanh toán quốc tế, mở rộng phòng thanh toán, đào tạo thêm nhân viên có trình độ đào tạo chính quy, có khả năng thích ứng cao, vững về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp vụ để có thể ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu thanh toán mới như dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản mở, nhờ thu... và đưa vào thực hiện để mở rộng hoạt động dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.

Ban lãnh đạo Ngân hàng cần có biện pháp kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế, tạo ra những mối quan hệ cần thiết để tiếp tục phục vụ khách hàng trong cả lĩnh vực thanh toán và tín dụng, đồng thời tạo ra những hình ảnh tốt về Ngân hàng, khiến cho các đơn vị, tổ chức kinh tế trước đây mới chỉ thanh toán qua Ngân hàng thì nay mở rộng sang quan hệ tín dụng.

4.4.2. Giải pháp về chiến lược và chính sách kinh doanh

* Huy động vốn:

Xác định nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo, đảm bảo tăng trưởng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng và nhu cầu thanh khoản của Chi nhánh. Nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn, nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn huy động. Chú trọng tới nguồn huy động từ dân cư, thực hiện các biện pháp triển khai huy động vốn như bàn tiết kiệm lưu động tới từng khu dân cư, thành lập các tổ huy động vốn, có cơ chế khen thưởng khuyến khích đối với các cá nhân, tập thể có công tác huy động vốn tốt cụ thể:

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và tổ chức tài chính.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn (thu chi tiết kiệm tại nhà; tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm sinh lộc, phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá…) đi kèm với hình thức marketing thích hợp nhằm thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.

- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng dân cư doanh nghiệp, khách hàng lâu năm truyền thống có thể được ưu đãi với lãi suất cao hơn hoặc đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp để không những giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn, hợp tác với các tổ chức cung cấp dịch vụ, hàng hoá công cộng như: Thu học phí, trả lượng, phí điện thoại, phí bảo hiểm… để thu hút các khoản thu phí dịch vụ.

- Giao chỉ tiêu dư nợ gắn với chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các bộ phận, gắn với thi đua khen thưởng kịp thời.

* Cấp tín dụng

- Hiện nay các phương thức cho vay của NHNo tỉnh Phú Thọ áp dụng trong thời gian qua hầu hết là các phương thức cho vay theo truyền thống như theo món, theo hạn mức, theo dự án đầu từ, vẫn chưa triển khai những phương thức cho vay hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như: Cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn, các ngân hàng sẽ có cơ hội tham gia vào những dự án lớn nhằm tăng dư nợ tín dụng, học tập thêm kinh nghiệm quản lý dự án, và chia sẻ rủi ro cho người cho vay.

- Tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Từ lâu, do cơ chế tín dụng tại các ngân hàng quốc doanh đã tạo ra suy nghĩ lệch lạc cho khách hàng vay vốn. Trong thời gian tới với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàng chính là thượng đế, họ có quyền đòi hỏi, so sánh và chọn cho mình một ngân hàng tốt nhất để giao dịch. Vì vậy, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng ngày nay nói chung và hoạt động của NHNo tỉnh Phú Thọ nói riêng.

- Cải thiện thủ tục, quy trình cho vay: cải thiện theo hướng có cơ chế phân cấp rõ ràng, đảm bảo một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức theo phân cấp phù hợp với quy định pháp luât.

4.4.3. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay

Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ hai của ngân hàng, do vậy chấp hành đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay không những hạn chế rủi ro tín dụng mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ khó đòi. Cụ thể:

- Một là, NHNo tỉnh Phú Thọ cần phải tuân thủ các điều kiện quy định của Nhà nước, của NHNo Việt Nam về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Tuy nhiên để thực hiện tốt yêu cầu trên, Chi nhánh cần phải có biện pháp tích cực, nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định lựa chọn, đặc biệt kiên quyết xử lý đối với những hành vi thông đồng với khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Hai là, để có được một biện pháp bảo đảm tiền vay không những phù hợp với từng loại hình khách hàng cụ thể, mà còn đảm bảo an toàn hiệu quả trước hết Chi nhánh cần phải có sự tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như: tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả dự án, phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý.

- Ba là, mặc dù cho vay có tài sản bảo đảm, các khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị..., vì vậy việc quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể đảm bảo an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác, sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc biệt, không được chủ quan cho vay chỉ căn cứ vào mỗi tài sản đảm bảo, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

4.5. Nhóm giải pháp cụ thể về nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHNo tỉnh Phú Thọ

4.5.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay

Thứ nhất, quy trình cho vay đã được quy định và hướng dẫn cụ thể trong Sổ tay tín dụng của NHNO. Đó là một quy trình được tính từ khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng đến khi thu hồi hết nợ, giải chấp tài sản đảm bảo, thanh lý hợp đồng. Đây là quy trình chặt chẽ, bao gồm nhiều bước. Cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như thẩm định, trong đó có khâu thẩm định tài sản đảm bảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng cũng phải rất linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, thì các bước hướng dẫn hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn, cán bộ chỉ cần tập trung nhiều hơn vào dự án xin vay. Ngược lại, đối với khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng cần thiết phải thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng các bước trong quy trình, để đảm bảo rằng khách hàng hiểu rõ và thực hiện được các yêu cầu của ngân hàng.

Trong cho vay, thời gian và cơ hội là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp xin vay và cả ngân hàng. Do đó, áp dụng một quy trình linh hoạt, vừa đảm bảo các quy định, vừa giảm nhẹ thủ tục, giảm bớt thời gian là cần thiết.

Thực hiện tốt quy trình cho vay đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực hiện tốt ngay ở từng bước của quy trình, vì bước sau có tính kế tiếp bước trước. Do đó, tuân thủ quy trình chặt chẽ mà lại rất linh hoạt là điều kiện quan trọng để có được các quyết định cho vay đúng đắn, tạo điều kiện hết sức cho khách hàng, đồng thời đảm bảo an toàn, sinh lợi cho ngân hàng. Hiệu quả cho vay nhờ đó được nâng cao.

Thứ hai, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:

Để nâng cao chất lượng tín dụng thì NHNO CN Phú Thọ phải có một chính sách tín dụng thích hợp, ổn định mang tính chất lâu dài. Cụ thể:

- Đối với chính sách khách hàng: Do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng hoạt động có hiệu quả, vì vậy đối với khách hàng là doanh nghiệp thì trong thời gian tới NHNO CN Phú Thọ cần cử cán bộ tín dụng tìm hiểu các doanh nghiệp tại địa bàn mình hoạt động, từ đó có cách tiếp cận, tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng của NHNO đối với khách hàng, tăng cường cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tìm hiểu và tiếp cận các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ, việc đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp này ngoài lãi từ cho vay ngoại tệ chi nhánh còn có được rất nhiều lợi ích khác từ dịch vụ chuyển tiền đến nguồn ngoại tệ nhàn dỗi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng: đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng đa dạng và phong phú của nền kinh tế, NHNO CN Phú Thọ trong thời gian tới không nên chỉ tập trung vào hoạt động nghiệp vụ truyền thống là cho vay VNĐ mà phải tăng cường mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như bảo lãnh hay cho vay bằng ngoại tệ. Hiện nay nhu cầu về tư vấn tài chính của các khách hàng là rất lớn, phát triển loại hình dịch vụ này để vừa tăng thu nhập cho ngân hàng vừa thoả mãn nhu cầu cho khách hàng.

- Đối với tài sản đảm bảo: đây là nguồn để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay khi khách hàng không trả được nợ, đối với tài sản đảm bảo là tài sản cố định thì ngân hàng phải quan tâm đến sự hao mòn vô hình của tài sản đó, đồng thời phải

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 103 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)