Chỉ tiêu về hiệu quả công tác Kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 46 - 117)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.Chỉ tiêu về hiệu quả công tác Kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư

Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi thanh toán vốn ĐTXDCB qua KBNN Thái Nguyên thông qua chỉ tiêu này, cụ thể các chỉ tiêu: Số liệu kiểm soát, thanh toán; số từ chối thanh toán, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của ngành cũng như của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN

QUA KBNN THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới thu hút các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước bản bằng vốn ngân sách Nhà nước

Thứ nhất: Về vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.531,71 km2 ,dân số tính đến 31/12/2011 là 1.139.444 người.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với7 trường Đại Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.

Thứ hai: Về sự phân chia hành chính

Thái Nguyên ngày nay có 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã là Sông Công, 7 huyện là: Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Các đơn vị hành chính của tỉnh Thái Nguyên đến (31/12/2011) Tên huyện, thành phố, thị xã Diện tích (km2

) Dân số (ngƣời) Toàn tỉnh 3.531,71 1.139.444 Thành phố Thái Nguyên 186,31 283.333 Thị xã Sông Công 82,76 50.438 Huyện Định Hoá 514,21 87.434 Huyện Phú Lương 368,95 106.172 Huyện Võ Nhai 839,50 65.046 Huyện Đồng Hỷ 455,24 110.130 Huyện Đại Từ 574,16 160.598 Huyện Phú Bình 251,71 136.883 Huyện Phổ Yên 258,87 139.410

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 20%, mức tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng lớn hớn16%. Thái Nguyên đã đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, đồng thời với nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp có thị trường tiêu thụ, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có khả năng giải quyết nhiều việc làm; Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tỉnh khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp đầu vào cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thái Nguyên chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo hướng hiện đại: đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động vốn và các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Lập và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn theo định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tục đầu tư, chỉnh trang xây dựng thành phố Thái Nguyên hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I để xứng tầm là trung tâm đô thị của vùng trung du miền núi Bắc Bộ; xây dựng thị xã Sông Công theo các tiêu chí của đô thị loại III; từng bước xây dựng huyện Phổ Yên trở thành thị xã công nghiệp. Quy hoạch, phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ; hỗ trợ các huyện trong quy hoạch thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư nông thôn. Từng bước xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân; đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3.

Khẩn trương thực hiện quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư thuộc các khu cụm công nghiệp của tỉnh; đặc biệt là các khu công nghiệp: Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Điềm Thuỵ - huyện Phú Bình, dự án khu đô thị giao lưu quốc tế, Tổ hợp khu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và đô thị Yên Bình.

* Những thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ XDCB

Tỉnh Thái Nguyên có các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho tổ chức thực hiện đầu tư XDCB như sắt thép: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn. Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn), tập trung ở khu núi Voi, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.

Thái Nguyên là đầu mối giao thông thuận tiện nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế phía bắc, các tỉnh phía bắc và đông bắc nước ta như: quốc lộ 37, quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 18, các tuyến đường sắt đi các tỉnh phía bắc, đường thuỷ… Đây là một thế mạnh cho giao lưu hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đã bước đầu hình thành và phát triển góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.

* Những hạn chế và thách thức

Kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư song vẫn còn nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng nhiều năm nay nhưng vẫn chưa đủ vốn để hoàn thiện công trình, công tác duy tu, bảo dưỡng không được tiến hành thường xuyên dẫn đến nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều dự án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thủy lợi do không được bảo dưỡng thường xuyên nên đã xuống cấp, gây lãng phí nguồn nước và không bảo đảm trong quá trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Do điều kiện địa hình của Thái Nguyên phân bố không đều, các vùng miền có tính chất đa dạng nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gặp rất nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng dân số còn cao gây sức ép lớn về vấn đề đất đai do quỹ đất của Thái Nguyên không còn nhiều. Do gần nhiều trường đào tạo nên cán bộ của Thái Nguyên đa số học theo hình thức tại chức dẫn đến chất lượng chuyên môn còn hạn chế. Mặt khác do địa bàn gần thủ đô và các Bộ ngành trung ương nên phần lớn công chức có trình độ chuyên môn khá chuyển đến công tác tại Hà Nội. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ thu hút nhân tài của tỉnh chưa thỏa đáng càng tạo điều kiện cho việc di chuyển chất xám từ Thái Nguyên đi các nơi khác. Chính vì vậy đội ngũ công chức hiện tại trong tình trạng còn hạn chế về trình độ chuyên môn và quản lý Nhà nước.

Nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Thái Nguyên chưa phát huy được thế mạnh tiềm năng, nguồn thu ngân sách tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chuyển quyền sử dụng đất, chính vì vậy ngân sách tỉnh chưa đảm bảo được nhu cầu chi trên địa bàn và phải trợ cấp từ NSTW, do đó việc bố trí vốn cho các dự án đầu tư XDCB còn gặp nhiều khó khăn. Thu ngân sách trên địa bàn trong tổng thu NSĐP tuy có tiến bộ từ 39% (2005) tăng lên 50% (2011) nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu chi của ngân sách.

Năm 2010, tổng thu NSNN ước đạt 2.725,3 tỷ đồng, tăng 42,5% dự toán và tăng 57% so với năm 2009. Trong đó, thu nội địa ước đạt 2.029,7 tỷ đồng; bằng 137,63% dự toán và tăng 52% so với năm 2009.

Năm 2011 tổng thu NSNN ước đạt 3.656 tỷ đồng; trong đó, thu trong cân đối ngân sách ước đạt 2.972 tỷ đồng, tăng 15,6% so với dự toán và tăng 46% so với năm 2010, thu quản lý qua ngân sách ước đạt 405,8 tỷ đồng.

3.2. Tình hình thu hút, triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực kể cả đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Trong đó vốn đầu tư từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

NSTW, NSĐP trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai tổng số 1.230 dự án với tổng kinh phí gần 3.200 tỷ đồng. Trong đó các Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng các huyện và các sở ngành đóng trên địa bàn làm chủ đầu tư các dự án từ nguồn NSNN là 1.207 dự án với tổng số 2.862 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

3.2.1. Theo nguồn vốn đầu tư và đơn vị chủ đầu tư

Thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 - 2010), UBND tỉnh Thái Nguyên, tổng số có 365 dự án trong đó 247 dự án đã được triển khai với tổng số vốn thực hiện khoảng 3.000 tỷ đồng, trong đó các dự án do các sở ngành đã triển khai là 224 dự án với tổng kinh phí thực hiện khoảng 2.750 tỷ đồng.

Các dự án do các ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng các huyện làm chủ đầu tư nguồn vốn cân đối từ ngân sách tỉnh là 213 dự án với kinh phí thực hiện 2.220 tỷ đồng, các dự án từ nguồn chuyển quyền sử dụng đất, nguồn vốn sự nghiệp cân đối từ ngân sách tỉnh gồm 163 dự án với tổng kinh phí 1.207 tỷ đồng.

Ngoài ra vốn huy động đóng góp của nhân dân, các đơn vị, tổ chức trên địa bàn phục vụ đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 30-35 tỷ đồng/năm, chủ yếu trong đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá thể thao phường, xã, các công trình di tích lịch sử văn hoá…

3.2.2. Theo lĩnh vực đầu tư

Tính riêng 1.207 dự án do ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng các huyện và các đơn vị sở ngành trên địa bàn tỉnh làm chủ đầu tư, các lĩnh vực đầu tư cụ thể như sau:

- Về quy hoạch: có 25 dự án, tổng dự toán 15.500 triệu đồng, trong đó đã có 20 dự án hoàn thành và cơ bản hoàn thành, kinh phí thực hiện 7.500 triệu đồng chiếm 0,54% vốn đầu tư.

- Về hạ tầng kinh tế: có 169 dự án với tổng kinh phí thực hiện là 1.203 triệu đồng, chiếm 44.1% tổng vốn đầu tư do tỉnh thực hiện. Trong đó:

- Về hạ tầng xã hội: Giáo dục và đào tạo cũng là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư không nhỏ. Nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo bao gồm: hệ thống các trường học, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học. Trong các năm qua đã đầu tư 83 dự án trong lĩnh vực giáo dục với tổng kinh phí 202.000 triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng, chiếm 43.7% tổng đầu tư do tỉnh thực hiện. Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới 8 bệnh viện đa khoa huyện và phòng khám đa khoa khu vực với kinh phí 21.970 triệu đồng góp phần nâng cao năng lực khám chữa bệnh của tuyến cơ sở.

Ngoài ra, còn đầu tư hơn 43.500 triệu đồng cho các dự án công trình khác về thương mại, dịch vụ, trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền, công an, quân sự,.. chiếm 9.4% tổng vốn đầu tư do tỉnh quản lý. Các dự án đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, hiện đại hoá các công sở, đảm bảo tốt công tác an ninh quốc phòng và hoạt động của hệ thống chính trị.

Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ NSĐP luôn được tỉnh coi trọng và xác định tuy nguồn vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn vốn có tính quyết định đến định hướng phát triển của địa phương. Thái Nguyên đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách có hiệu quả hơn. Ngoài tổng mức kế hoạch hàng năm được trợ cấp cân đối cho tỉnh, để đáp ứng nhu cầu vốn về đầu tư, tỉnh đã chủ động khai thác tối đa mọi tiềm năng để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư như: nguồn thưởng vượt thu ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương,...

Trong giai đoạn 2007 đến 2009, nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các dự án sử dụng vốn nhà nước tăng lên đáng kể. Nhưng từ 2009 trở lại đây, nguồn vốn từ ngân sách có xu hướng giảm dần. Số dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách giảm dần qua các năm. Năm 2008 có 183 dự án thì năm 2009 có 178 dự án và đến năm 2010 thì chỉ còn 146 dự án.

Định hướng trong giai đoạn 2010-2015 là tập trung đầu tư vào hoàn thành các dự án thuộc các cụm công trình trọng điểm, giải quyết triệt để các vấn đề bức xúc trong quản lý đô thị và hạ tầng xã hội, trong đó công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng cần phải quan tâm, đi trước một bước để tạo tiền để cho việc triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư XDCB về sau.

Giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện hoàn thành các

dự án sau:

- Giao thông: Cải tạo nâng cấp tuyến đường quốc lộ 3 cũ Hà Nội - Thái Nguyên; Đường hạ tầng khu du lịch Hồ Núi cốc, đường Đán Núi cốc đến làng chè Tân Cương, hạ tầng khu du lịch ATK Định Hoá,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khu công nghiệp: Xây dựng hạ tầng công nghiệp Sông Công, xây dựng Khu công nghiệp Điềm Thụy Phú Bình...

- Đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn mới: Thuỷ lợi Hồ nước hai, cải tạo sửa chữa 5 tuyến kênh Núi cốc, xây dựng hoàn chỉnh kè Sông cầu, xây dựng hệ thống kênh tiếp nguồn, kênh dẫn, hồ điều hoà Xương Rồng.

- Đầu tư cho văn hóa, giáo dục, y tế: Dự án cải tạo, nâng cấp trung tâm dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 46 - 117)