5. Bố cục của luận văn
4.2.4.3. Cải tiến qui trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản cần phải ban hành thống nhất quy trình kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ NSNN trên cơ sở gộp lại từ 3 quy trình như hiện nay, bao gồm cả vốn đầu tư trong nước, ngoài nước và vốn đầu tư từ ngân sách xã. Quy trình này cần quy định rõ đối tượng kiểm soát chi là các dự án đầu tư bằng vốn NSNN qua hệ thống KBNN bao gồm vốn trong nước, vốn ngoài nước, và vốn đầu tư từ ngân sách xã, cụ thể đối với từng loại vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án; phải đảm bảo quy định cụ thể được các vấn đề như kiểm soát chi khối lượng phát sinh, kiểm soát chi đối với các loại công việc ký kết với các cá nhân hoặc nhóm người không có tư cách cá nhân, kiểm soát chi đối với các dự án do xã làm chủ đầu tư... Như vậy sẽ đảm bảo nhất quán chỉ có một quy trình kiểm soát chi NSNN cho vốn đầu tư XDCB, đồng thời dễ tra cứu, đối chiếu khi cần thiết, và tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch. Đồng thời cần thường xuyên kiểm tra đánh giá quy trình kiểm soát chi vốn ĐTXDCB nhằm mục đích cải tiến cho phù hợp với quy định mới cũng như thực tế phát sinh.
Để xây dựng một quy trình kiểm soát chi hợp lý, đòi hỏi phải đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, thủ tục đơn giản, rõ ràng, đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ, giải quyết công việc thuận tiện cho khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hai là, công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình chi ngân sách, trách nhiệm của cán bộ KBNN, thời hạn giải quyết công việc.
Ba là, nhận hồ sơ chi NSNN và trả kết quả tại một đầu mối, không yêu cầu Chủ đầu tư phải liên hệ với nhiều bộ phận. Chủ đầu tư đến giao dịch chỉ liên hệ với cán bộ chuyên quản từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cuối cùng. Người tiếp nhận hồ sơ chính là cán bộ chuyên quản được giao nhiệm vụ theo dõi và trực tiếp kiểm soát chi cho dự án.
Trên cơ sở đó tác giả đề xuất áp dụng quy trình Kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB như sau: 5 3 4 7 2 6 1 8
Sơ đồ 4.1. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đề xuất
Ghi chú:
: Hướng đi của hồ sơ, chứng từ Kiểm soát chi.
Bước 1: Chủ đầu tư (BQLDA) gửi hồ sơ cho cán bộ được phân công kiểm soát chi của dự án.
Bước 2: Cán bộ KSC tiến hành kiểm tra hồ sơ (bao gồm hồ sơ ban đầu, hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán) trình lãnh đạo phòng Kiểm soát chi NSNN ký duyệt. Chủ đầu tư Cán bộ được phân công KSC dự án Lãnh đạo phụ trách KSCVĐT Phòng KSC NSNN Phòng kế toán NSNN Đơn vị thụ hưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bước 3: Phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN phụ trách KSC ký duyệt tờ trình lãnh đạo, Giấy đề nghị TTVĐT.
Bước 4: Phòng Kiểm soát chi NSNN chuyển giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) và tờ trình lãnh đạo KBNN ký duyệt cho Phòng Kế toán.
Bước 5: Phòng Kế toán kiểm tra, ký giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị Thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) và trình lãnh đạo KBNN ký duyệt.
Bước 6: Phòng Kế toán thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Bước 7: Phòng Kế toán lưu 1 liên giấy rút vốn đầu tư, 1 liên giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), chuyển tờ trình và các liên còn lại cho Phòng Kiểm soát chi.
Bước 8: Phòng Kiểm soát chi lưu hồ sơ theo quy định và chuyển các liên còn lại cho Chủ đầu tư (BQLDA).
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB đề xuất trên đã khắc phục được những hạn chế đã phân tích đó là:
- Giảm được đầu mối trong kiểm soát chi NSNN do cán bộ nhận hồ sơ chính là người trực tiếp được phân công nhiệm vụ kiểm soát chi của dự án.
- Rút ngắn được thời gian giải quyết công việc.
- Đơn giản hóa các thủ tục, thuận tiện cho cả KBNN và đơn vị giao dịch - Vẫn đảm bảo tính chặt chẽ tuân thủ các quy định hiện hành trong quản lý kiểm soát chi NSNN.