5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và tăng cường các chế tài trong công
công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Một là, hoàn thiện bộ máy tổ chức thanh toán
Để rút ngắn thời gian kiểm soát TTVĐT XDCB trước tiên KBNN Thái Nguyên cần hoàn thiện bộ máy tổ chức thanh toán theo hướng như sau:
Hiện nay, do số lượng các dự án trong tỉnh Thái Nguyên ngày một tăng lên, vốn đầu tư XDCB cần kiểm soát thanh toán hàng tháng là rất lớn, nên tại KBNN Thái Nguyên cần tổ chức lại Phòng TTVĐT một cách khoa học hơn.
Cụ thể là quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn từng bộ phận là kiểm soát thanh toán loại vốn nào, vốn Trung ương hay vốn địa phương, như vậy mới có thể giải quyết thanh toán kịp thời các hồ sơ do các Chủ đầu tư, các Ban QLDA gửi đến.
Thêm vào đó trong phòng, nên phân định trách nhiệm với từng cán bộ thanh toán. Mỗi người đảm nhận những loại dự án thuộc các Bộ hoặc địa phương nhất định. Việc chuyên môn hóa ngay cả trong kiểm soát thanh toán vốn sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả trong công việc, rút ngắn thời gian thực hiện, đồng thời xác định được rõ trách nhiệm của từng người trong quá trình làm việc. Ngoài ra, sẽ thuận tiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và hiệu quả hơn cho việc cử cán bộ đi thực tiễn tại địa phương mà mình đảm nhận hoặc cử cán bộ đi học tập chuyên sâu về lĩnh vực dự án mình phụ trách.
Hai là, quy định rõ thời gian nhận và trả kết quả kiểm soát chi
Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cần có bảng quy định thời gian nhận và trả kết quả để tránh tình trạng Chủ đầu tư phải đi lại nhiều lần. KBNN Thái Nguyên cũng cần công khai thủ tục, cách thức thực hiện kiểm soát TTVĐT cho chủ đầu tư, cần công khai thành phần, số lượng hồ sơ, mẫu đơn tờ khai theo quy định.
Đối với những hồ sơ bị trả kết quả chậm trễ, KBNN Thái Nguyên cần quy trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận vi phạm, và có biện pháp kỉ luật nghiêm khắc.
Ba là, cần xây dựng chế tài nghiêm khắc hơn để xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm thời hạn quyết toán.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn rất nhiều các dự án công trình đã nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng vẫn chưa được phê duyệt quyết toán, đây cũng đang là vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Thông tư 19/2011/TT - BTC ban hành ngày 14/2/2011 tại điều 19 đã quy định cụ thể về thời gian lập báo cáo quyết toán; thời gian kiểm toán; thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với từng loại dự án.
Theo điều 16, Nghị định 23/2009/NĐ - CP ngày 27/2/2009 Chính phủ đã có quy định xử phạt các Chủ đầu tư chậm lập hồ sơ quyết toán như sau: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán công trình chậm kể từ khi hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng”.
Theo điều 21 tại Nghị định 23/2009/NĐ - CP ngày 27/2/2009, Chính Phủ cũng đã có quy định xử phạt các nhà thầu có hành vi vi phạm như sau “Phạt tiền từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ đối với nhà thầu kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu, thanh toán quyết toán công trình theo quy định”.
Tuy nhiên theo ý kiến của tác giả mức xử phạt này còn tương đối nhẹ và chưa có tính răn đe cao, dẫn đến hiện tượng trên toàn tỉnh còn rất nhiều dự án chậm quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
toán, cá biệt có những công trình đã được sử dụng hàng chục năm vẫn treo chưa được quyết toán. Chúng ta dễ dàng nhận thấy nếu từ khâu cung cấp tài liệu phục phụ của nhà thầu bị chậm trễ, kéo dài hoặc nhà thầu không cung cấp tài liệu thì sẽ bị ách tắc không thể quyết toán được dự án.
Theo tác giả thì Chính phủ lên xây dựng một biểu xử phạt hành chính có tính lũy tiến theo thời gian để xử phạt những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, để khi thời hạn chậm trễ càng kéo dài thì những đối tượng vi phạm càng phải nộp phạt hành chính càng cao, và phải kiên quyết xử phạt đến khi dự án được quyết toán.
Đối với những dự án hoàn thành nghiệm thu được trên chục năm mà vẫn chưa được quyết toán, và có khả năng khó thực hiện quyết toán được thì Chính phủ nên quy định một mức phạt thật nặng để tạo bài học răn đe đối với dự án công trình khác và giảm thiểu công sức, thời gian theo dõi, báo cáo ở các cơ quan chức năng liên quan.
Bên cạnh đó các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên đốc thúc các Chủ đầu tư, các ban QLDA nộp báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành vào định kỳ để theo dõi sát sao các dự án chậm trễ quyết toán, để từ đó kiên quyết quy trách nhiệm xử phạt đối với những dự án chậm trễ quyết toán.