Thực trạng thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 64 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Thực trạng thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011

Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà KBNN Thái Nguyên nhận được liên tục tăng từ năm 2009 đến 2011. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về đầu tư đặc biệt là đầu tư XDCB ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh đó cũng đặt ra một bài toán khó cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói chung và KBNN nói riêng trong việc bố trí kế hoạch vốn sao cho phù hợp, để công tác quản lý, kiểm soát thu chi tiết kiệm, hiệu quả.

Bảng 3.2. Kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch vốn Năm 2009 2010 2011 Tổng số 753,251 773,318 1.200,978 Vốn TN 717,683 716,405 1.147,781 Vốn NN 35,568 56,913 53,197 NSTW 289,901 263,708 370,887 Vốn TN 260,854 214,553 332,315 Vốn NN 29,047 49,155 38,572 NSĐP 463,350 509,610 830,091 Vốn TN 456,829 501,852 815,466 Vốn NN 6,521 7,758 14,625

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng kế hoạch vốn tăng lên qua các năm 2009, 2010, 2011. Đặc biệt tăng cao vào năm 2011 (Tổng kế hoạch vốn năm 2011 là 1.200,987 tỷ đồng), tăng 447,727 tỷ đồng, tương ứng 59,43% so với năm 2009.

Trong đó kế hoạch vốn do NSTW thông báo năm 2011 tăng 80,986 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng là 27,93%). Kế hoạch vốn do NSĐP thông báo năm 2011 tăng cao so với năm 2009 cụ thể: 366,741 tỷ đồng (tương ứng là 79,1%)

Số lượng các dự án cũng không ngừng tăng lên. Sang năm 2011, vẫn còn rất nhiều dự án còn dang dở, chưa hoàn thành từ giai đoạn trước vẫn đang tiếp tục được bố trí vốn và thanh toán khối lượng hoàn thành cộng thêm những dự án đầu tư mới nên kế hoạch vốn tương đối lớn.

Ngoài ra bảng số liệu trên cũng cho thấy, vốn trong nước cho hoạt động đầu tư XDCB của tỉnh vẫn đóng vai trò chủ đạo, trung bình gấp 17,7 lần so với vốn nước ngoài (chủ yếu là vốn ODA). Tuy nhiên vốn nước ngoài chủ yếu tập trung vào các dự án do Trung ương quản lý. Một lượng nhỏ còn lại dành cho các dự án do địa phương quản lý trong khi đa số vốn trong nước ngoài lại dành cho các dự án tại địa phương. Vốn nước ngoài cho các dự án cấp tỉnh quản lý chủ yếu cho các dự án hỗ trợ phát triển nông thôn, phát triển nông nghiệp như dự án xây dựng trường học, bệnh viện, giao thông nông thôn, phát triển cây ăn quả...

Vốn trong nước dành cho các dự án tại tỉnh chiếm đa số vì các dự án do tỉnh quản lý chiếm một số lượng rất lớn, tương đương với nó là nhu cầu tổng mức vốn đầu tư lớn tuy nhiên vốn đầu tư trung bình cho một dự án không cao. Hơn nữa các dự án này thường thu hút ít vốn nước ngoài so với các dự án lớn do Trung ương quản lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)