5. Bố cục của luận văn
3.4.5. Thực trạng về công tác kiểm soát cam kết chi đầu tư xây dựng cơ bản
Cam kết chi là hành vi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách mà hậu quả pháp lý là tạo ra cho đơn vị mình một nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ nợ đó được trang trải bởi một khoản chi phí dành sẵn từ dự toán ngân sách được giao hàng năm của đơn vị. Hình thức biểu hiện của cam kết chi trong thanh toán VĐT là hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi là chênh lệch giữa giá trị của hợp đồng với tổng giá trị của các khoản đã cam kết chi cho hợp đồng đó (bao gồm cả số cam kết chi đã được thanh toán).
Kiểm soát cam kết chi là thể thức kiểm soát được KBNN thực hiện ngay sau khi đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện cam kết chi nhằm theo dõi hành vi cam kết chi của đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo các khoản chi của đơn vị nằm trong dự toán NSNN hàng năm được phê duyệt và tuân thủ các quy định pháp lý của Nhà nước.
Ngày 27/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2008/TT-BTC về hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN. Thông tư đã quy định rõ một số vấn đề có tính nguyên tắc trong quản lý cam kết chi và những nội dung quản lý, kiểm soát cam kết chi. Tuy nhiên, do cam kết chi là một vấn đề rất mới và có tính chất kỹ thuật nghiệp vụ. Để thực hiện được kiểm soát cam kết chi cần phải có hướng dẫn, được xây dựng thành các quy trình cụ thể để tạo thuận lợi cho quá trình quản lý của các cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng NSNN.
Trong suốt chu trình quản lý ngân sách đòi hỏi mỗi khoản chi của NSNN phải được quản lý, kiểm soát từ khi lập dự toán ngân sách; phân bổ ngân sách; ký kết hợp đồng và thực hiện cam kết chi; thực hiện nhận hàng hoá, dịch vụ; thanh toán chi trả; kế toán và quyết toán ngân sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chúng ta gần như chưa triển khai thực hiện quản lý cam kết chi. Chính vì vậy, đã dẫn đến một số hạn chế là:
- Việc gắn kết các khâu của quy trình quản lý ngân sách chưa cao, đặc biệt là việc gắn kết giữa khâu thực hiện ngân sách với các khâu khác như kế toán, báo cáo tài chính và quyết toán NSNN.
- Về mặt kế toán ngân sách mới chỉ phản ánh được số đã thực thanh toán (bao gồm cả số thanh toán và số tạm ứng) cho các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, chưa theo dõi, phản ánh số công nợ phải trả cho các nhà cung cấp.
- Tình trạng nợ đọng trong thanh toán vẫn còn diễn ra tại một số Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là trong những năm trước đây trong lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản. Do không thực hiện cam kết chi, nên một số đơn vị vẫn có thể thực hiện ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong khi dự toán (hoặc kế hoạch vốn) của đơn vị không còn, hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ không phù hợp với nhiệm vụ được giao của đơn vị hoặc không phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu,… Vì vậy, tại khâu thanh toán, chi trả, đã bị KBNN từ chối thanh toán và đơn vị không có nguồn để thanh toán, chi trả cho nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ.