5. Bố cục của luận văn
4.1.3. Mục tiêu
Xét trên các góc độ khác nhau, công tác kiểm chi vốn đầu tư của KBNN phải đạt được các mục tiêu:
- Kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi, đảm bảo các khoản chi đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án được phê duyệt góp phần chống thất thoát, lãng phí trong công tác quản lí, TTVĐT XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- TTVĐT đầy đủ kịp thời cho các dự án, giải ngân đúng kế hoạch, thông qua công tác kiểm soát TTVĐT hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ về quản lí đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công tác quản lí đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của KBNN là cơ quan kiểm soát chi đầu tư XDCB.
- Qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN đóng góp hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư sát với tiến độ thực hiện dự án; tham mưu với các Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lí, đầu tư, thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng kiểm soát chi đồng thời nâng cao hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB.
* Tất cả đều nhằm đạt được mục tiêu cốt lõi trong công tác kiếm soát thanh toán vốn như sau:
+ Tiếp nhận hồ sơ: duy trì cơ chế một cửa theo quy định, quán triệt tinh thần kiểm tra ngay tính pháp lý của hồ sơ khi nhận từ khách giao dịch (ngày tháng, số liệu phù hợp, chữ ký, dấu...).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Kiểm soát: đúng chế độ theo từng quy trình. + Thanh toán: chuyển tiền nhanh chóng, an toàn.
4.2. Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc
4.2.1. Nhóm giải pháp phân định quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản và tăng trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản và tăng cường công khai, minh bạch trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
a. Phân định quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản
Một là, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư gắn với cơ sở khoa học và phù
hợp với thực tiễn. Quy định rõ việc phân công, phân cấp cho UBND cấp tỉnh, huyện, xã phê duyệt các dự án đầu tư thuộc nguồn ngân sách cấp mình, có kèm theo mức vốn đầu tư của dự án.
Đối với UBND huyện phê duyệt các dự án có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng đầu tư bằng ngân sách cấp huyện, những dự án lớn hơn 5 tỷ đồng phải quy định rõ là thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Việc ủy quyền cho các sở, cần quy định các dự án có mức vốn không lớn hơn 5 tỷ đồng thuộc ngân sách tỉnh và ủy quyền theo tính chất chuyên ngành của dự án.
Hai là, nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án.
Trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như:
- Trách nhiệm của người phê duyệt dự án, khi dự án được duyệt không nằm trong quy hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, kém hiệu quả trong đầu tư.
- Trách nhiệm của người duyệt dự án đầu tư trong việc phê duyệt của dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng, đặc biệt là những dự án xây dựng các trụ sở của các ngành dọc, trên cơ sở đó rà soát lại định mức sử dụng của từng loại hình dự án; trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng dự án đầu tư phát huy hiệu quả thấp hoặc không phát huy hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi công hoàn thành dự án, gây nên tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài.
- Trách nhiệm của người quyết định đầu tư để tình trạng tổng mức đầu tư thấp hơn nhiều so với chi phí thực tế có khả năng hoàn thành dự án tại mặt bằng giá khi xây dựng dự án, tránh được việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần.
- Trách nhiệm của người phê duyệt dự án trong việc bảo đảm thẩm quyền trên cơ sở tính đồng bộ các hạng mục công trình trong dự án đầu tư, tránh hiện tượng xé lẻ hạng mục ra để phê duyệt.
Ba là, nâng cao trách nhiệm trong thẩm định dự án đầu tư.
Trách nhiệm của người quyết định đầu tư là tổ chức thẩm định, nhưng ở đây có sự tách rời giữa thẩm quyền thẩm định dự án và thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, đặc biệt là dự án nhóm B, C đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSTW. Thẩm quyền thẩm định dự án là thuộc người quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định, còn thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở là các sở chuyên ngành ở tỉnh. Chính vì vậy quy định phối hợp giữa các cơ quan bộ và các sở địa phương là rất cần thiết thể hiện ở một số khâu như: Quy định về thời gian thẩm định; sự phù hợp về thời gian giữa thẩm định phần thuyết minh với thẩm định phần thiết kế cơ sở…
Những dự án do UBND xã phê duyệt thường là lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, do vậy UBND xã tự tổ chức thẩm định, trước thực trạng đội ngũ tham mưu cho cấp xã không có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng, chính vì vậy cần có quy định việc thuê các công ty tư vấn có năng lực để thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật…
Bốn là, công khai hóa danh sách dự án đầu tư trong tương lai.
Dự án đầu tư được phê duyệt có tính khả thi trước hết các cấp, các ngành phải có danh sách những dự án sẽ được đầu tư trong tương lai, trong đó những dự án này phải nằm trong quy hoạch được duyệt, và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại UBND các cấp; các sở ban ngành, qua đó tránh được bệnh “tân quan tân chính sách” trong đầu tư XDCB và chống được việc chạy vốn của các chủ đầu tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm là, công tác thẩm định và phê duyệt dự án phải nằm trong quy hoạch
được duyệt.
Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư trên cơ sở quản lý Nhà nước các về dự án đầu tư xây dựng phải có quy hoạch cho những vùng lãnh thổ, ngành kinh tế, dự kiến những dự án có khả năng đầu tư trong tương lai để có những chính sách phù hợp với tình hình đầu tư thực tế trên từng địa bàn, tránh để hiện tượng đầu tư manh mún, cứ thẩm định và phê duyệt dự án còn đầu tư đến đâu thì không biết. Như vậy việc thẩm định dự án đầu tư của các cấp các ngành phải có quy hoạch cho từng năm, vừa quản lý được các dự án đã được thẩm định, đồng thời tiết kiệm được chi phí cho xã hội của những dự án đã được phê duyệt (chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí chuẩn bị đầu tư, dự án được phê duyệt nhưng không thực hiện).
Khâu thẩm định dự án: cần chọn những cán bộ có đủ năng lực về các chuyên ngành, những cán bộ này phải giỏi thực sự về chuyên ngành do mình đảm trách, tránh được hiện tượng lấy vốn để khống chế các chỉ tiêu cơ bản của dự án nhằm tránh vấn nạn tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư.
Vấn đề về thời gian thẩm định dự án: Để các dự án đều được đối xử công bằng trong thời gian thẩm định cần quy định và áp dụng nghiêm ngặt giấy giao nhận hồ sơ thẩm định, qua đó mới phát hiện được những dự án đã quá thời gian quy định của cấp có thẩm quyền.
Sáu là: Cầnxây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân. Tiêu chuẩn
hóa những tiêu chuẩn, qui phạm trong thiết kế để từ đó các công ty tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Việc tiêu chuẩn hóa này phải cụ thể cho từng loại hình công trình, từng cấp công trình.
Những vấn đề về khối lượng phát sinh do lỗi của tổ chức, đơn vị vì không tính toán kỹ lưỡng trong quá trình lập, thẩm định phải được qui trách nhiệm và có những hình thức kỷ luật rất cụ thể để nâng cao trách nhiệm đối với từng cá nhân, đơn vị tham gia. Đặc biệt đối với những đơn vị tư vấn do tính toán không đúng gây ra phát sinh ảnh hưởng đến việc quản lý dự án cần có chế tài sử phạt bằng tiền.
Tăng cường công tác thẩm định thiết kế, kết cấu công trình đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại, từng cấp công trình, có như vậy mới tránh được lãng phí vốn đầu tư trong khâu thiết kế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b. Kiểm soát chi một cách rõ ràng, minh bạch
Một là, sử dụng Nhật ký theo dõi dự án
Công tác kiểm soát thanh toán vốn là một quy trình phức tạp, gồm nhiều khâu nên cần được tiến hành cẩn thận. Qua mỗi khâu kiểm soát, cán bộ thanh toán nên ghi những nhận xét đánh giá trực tiếp và những thiếu sót Chủ đầu tư cần phải bổ sung. Do đó KBNN nên sử dụng Nhật ký dự án để theo dõi hồ sơ dự án, tiến độ dự án, ghi chép các nhận xét, đánh giá, các điểm còn vướng mắc nghi ngờ về dự án và có chữ ký của cán bộ theo dõi. Như vậy vừa dễ dàng cho cán bộ thanh toán trong công tác theo dõi tình hình dự án để phục vụ cho việc kiểm soát thanh toán, vừa thuận lợi trong việc báo cáo tình hình về dự án cho cấp trên, đồng thời CĐT cũng nắm bắt được các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho hợp pháp hợp lệ đối với hồ sơ dự án. Nhật ký theo dõi dự án cũng nên được xây dựng dưới dạng chương trình tin học, trong đó dữ liệu của các dự án được nhập đầy đủ, mỗi dự án có một mã số riêng để tiện cho việc tra cứu. Ngoài ra, một dự án được sự quản lý của nhiều cấp và liên quan đến nhiều bộ phận trong KBNN, nên nếu được quản lý bằng Nhật ký theo dõi dự án dưới dạng chương trình tin học có nối mạng thì cùng một lúc hay ở những địa điểm khác nhau, các bộ phận liên quan đều có thể trực tiếp ghi những ý kiến đóng góp hoặc những điểm cần chú ý đối với dự án để thuận tiện cho việc quản lý, kiểm soát thanh toán vốn cho dự án.
Hai là, KBNN cần có mối liên hệ chặt chẽ với các Chủ đầu tư
Để giải quyết các sai sót phát sinh một cách nhanh chóng trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn, để TTVĐT đầy đủ kịp thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao chất lượng dự án và hạn chế các sai phạm, KBNN cần có mối liên hệ chặt chẽ với Chủ đầu tư, cụ thể như sau:
- Cán bộ thanh toán cần có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện công trình dựa bằng cách yêu cầu Chủ đầu tư lập báo cáo hoặc có thể kiểm tra trực tiếp định kỳ hoặc đột xuất tại địa điểm thi công.
- Tổ chức các buổi tọa đàm với Chủ đầu tư để hướng dẫn Chủ đầu tư trong việc hoàn thiện hồ sơ xin thanh toán vốn, đồng thời cùng Chủ đầu tư giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Công khai, minh bạch hóa quy trình, thủ tục đầu tư thông qua các ki ốt thông tin, phát tờ rơi tại các KBNN nơi Chủ đầu tư đến giao dịch thanh toán.
- Tổ chức cổng thông tin trực tuyến, các đường dây nóng để Chủ đầu tư có thể truy cập tìm kiếm những thông tin cần thiết cho việc xin TTVĐT và gửi những thắc mắc của mình lên cơ quan có thẩm quyền giải đáp
Ba là, quy định rõ đối tượng kiểm soát, thanh toán
Hiện nay việc kiểm soát TTVĐT XDCB thuộc NSNN tại hệ thống KBNN được áp dụng theo ba quy định: QĐ 686/QĐ-KBNN ban hành ngày 18/8/2009 (Quyết định ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN), QĐ 25/QĐ-KBNN ban hành ngày 14/1/2008 Quyết định ban hành quy trình kiểm soát TTVĐT ngoài nước, QĐ 477/QĐ-KBNN ban hành ngày 12/6/2009 Quyết định ban hành quy trình kiểm soát TTVĐT thuộc xã, thị trấn qua hệ thống KBNN. Tuy nhiên nhiều dự án sử dụng cả vốn trong nước lẫn vốn nước ngoài nên rất khó trong việc quyết định áp dụng quyết định nào để thực hiện, các quyết định đôi khi lại chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau. Do đó để đảm bảo tính đồng bộ, đề nghị nên sửa đổi bằng việc ban hành một quy trình thống nhất, trong đó ghi rõ đối tượng kiểm soát thanh toán là cả vốn trong nước và vốn nước ngoài đồng thời chia theo từng loại vốn như hiện nay gồm: vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư, vốn đề bù giải phóng mặt bằng và tái định cư như trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư trong việc chuẩn bị các hồ sơ xin thanh toán vốn ban đầu và hồ sơ bổ sung hàng năm. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho cán bộ thanh toán KBNN dễ tra cứu, đối chiếu, quy trình thực hiện được nhanh gọn và rõ ràng hơn. Từ đó sẽ giảm thiểu những sai phạm trong việc chuẩn bị hồ sơ và trong việc kiểm soát thanh toán, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và tốc độ giải ngân vốn. Ngoài ra dự án do cấp nào phê duyệt thì do KBNN cấp đó quản lý, kiểm soát, còn nguồn vốn của cấp nào tham gia thì KBNN cấp đó thanh toán.
Bốn là, chuyên nghiệp hoá công tác thanh tra kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm trong kiểm soát chi
Kiểm tra kiểm soát luôn là một bộ phận cấu thành một cách tự nhiên trong hoạt động của mọi tổ chức và cá nhân. Cùng với các hoạt động phòng ngừa và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khắc phục, hoạt động kiểm tra kiểm soát đã hình thành một hệ thống đề kháng của mỗi tổ chức nhằm bảo vệ các tổ chức khỏi các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. Công tác thanh tra, kiểm tra đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tích chung thông qua phát hiện và khắc phục, phòng ngừa và đang tiến tới quản lý rủi ro một cách chủ động, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của toàn hệ thống KBNN.
Từ đó để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra KBNN Thái Nguyên cần hướng tới xây dựng một hệ thống thanh tra, kiểm tra chuyên nghiệp hoá, cụ thể như sau:
Phát triển nguồn nhân lực: trước hết phải biết và giỏi nghiệp vụ thanh tra và