Vai trò của kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 59 - 117)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Vai trò của kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ

bản từ ngân sách nhà nước hiện nay

Theo qui định hiện hành về quản lí đầu tư xây dựng, để được TTVĐT thì dự án, công trình phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định như phải mở tài khoản thanh toán tại KBNN, phải được thông báo kế hoạch vốn và phải có đầy đủ thủ tục đầu tư, xây dựng theo quy định. Căn cứ vào quy định của nhà nước, KBNN thực hiện vai trò tổ chức chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện thống nhất về kiểm soát TTVĐT thể hiện trên các mặt:

- Quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản TTVĐT, chủ đầu tư mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán của KBNN và thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư.

- Ban hành quy trình kiểm soát TTVĐT trong nước, ngoài nước, quy trình thanh toán vốn cho các dự án xã, trong đó quy định rõ các tài liệu mà chủ đầu tư phải gửi đến KBNN; trình tự giải quyết các công việc; quy trình luân chuyển chứng từ; thời gian giải quyết công việc, trách nhiệm của cơ quan KBNN trong việc kiểm soát TTVĐT. Chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện kiểm soát đúng quy trình và các quy định hiện hành của nhà nước.

- Hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán, kế toán thanh toán vốn, tất toán tài khoản cho các dự án đầu tư xây dựng.

- Giải đáp đầy đủ những thắc mắc, khiếu nại của chủ đầu tư liên quan đến nội dung kiểm soát thanh toán của KBNN.

- Hướng dẫn kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình TTVĐT làm căn cứ để KBNN địa phương giải quyết các trường hợp quyết toán cụ thể;

- Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan thông tấn báo chí tại trung ương, chỉ đạo KBNN địa phương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa phương để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện và quá trình thanh toán vốn.

3.4. Thực trạng công tác quản lý kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản qua hệ thống kho bạc Nhà nƣớc

3.4.1. Thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Điều kiện và nguyên tắc phân bổ vốn

1. Các dự án đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN hàng năm khi có đủ các điều kiện sau:

- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền.

- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.

2. Đối với vốn đầu tư thuộc Trung ương quản lý: Sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách hàng năm, các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước, dự án nhóm A và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.

3. Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và vốn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư.

- Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý trước khi báo cáo UBND tỉnh quyết định.

- Phòng Tài chính Kế hoạch huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.

4. Các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển cho từng dự án theo mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) theo Phụ lục số 02 ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hệ thống mục lục NSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Sơ đồ 3.2. Quy trình thông báo kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm

5. Nguyên tắc phân bổ vốn cho các dự án trong kế hoạch năm: - Đảm bảo các điều kiện nêu trên.

- Bố trí tập trung vốn cho các dự án theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành mà còn thiếu vốn; bố trí vốn để thanh toán chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán của các dự án hoàn thành nhưng chưa được thanh toán do chưa phê duyệt quyết toán.

BỘ CHỦ QUẢN BỘ TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH KBNN TW UBND TỈNH Së TC KBNN TỈNH UBND HUYỆN PHÒNG TC KBNN HUYỆN KH vốn DA TW TB KH vốn DA TW KH vốn DA Tỉnh TBKHV DA Tỉnh KH vốn DA Huyện TBKHV DA Huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trường hợp dự án được bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư nhưng chỉ để làm công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án thì cần ghi chú rõ trong bản phân bổ vốn.

6. Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các dự án phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước.

7. Sau khi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

- Các Bộ gửi kế hoạch vốn đầu tư về Bộ Tài chính và KBNN (trung ương). KBNN chuyển kế hoạch vốn các dự án (có chi tiết theo mã chương, mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) của các Bộ về KBNN địa phương để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn;

- UBND các tỉnh gửi kế hoạch vốn đầu tư về Bộ Tài chính, đồng gửi Sở Tài chính và KBNN (tỉnh) để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn;

- UBND các huyện gửi kế hoạch vốn đầu tư về Sở Tài chính, đồng gửi Phòng Tài chính Kế hoạch và KBNN (huyện) để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

- Đồng thời với việc gửi kế hoạch cho các cơ quan nêu trên, các Bộ và UBND các cấp giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện.

Thẩm tra phân bổ vốn đầu tƣ

Đối với dự án do các Bộ quản lý:

Sau khi nhận được kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của các Bộ, KBNN triển khai công tác kiểm soát thanh toán theo quy định. Trường hợp dự án không đủ thủ tục đầu tư, KBNN không thanh toán.

Sau đó Bộ Tài chính sẽ có ý kiến thẩm tra phân bổ gửi các Bộ trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận được kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của các Bộ. Trường hợp có dự án phân bổ không đúng quy định, Bộ Tài chính có ý kiến để KBNN dừng thanh toán, nếu đã thanh toán thì thực hiện thu hồi số vốn đã thanh toán cho dự án đó. Các Bộ có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư các dự án được phân bổ vốn không đúng quy định hoàn trả NSNN số vốn đã thanh toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do việc phân bổ không đúng quy định gây ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với dự án do các tỉnh, huyện quản lý:

Trong quá trình tham gia với các đơn vị liên quan về kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch đồng thời thực hiện luôn nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trước khi các cơ quan trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định. Căn cứ quyết định về kế hoạch vốn đầu tư của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo quy định. Trường hợp có dự án không đủ thủ tục đầu tư, KBNN không thanh toán và thông báo Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch để trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện xử lý.

Các tài liệu kèm theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phục vụ cho công tác

thẩm tra phân bổ bao gồm:

- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư chỉ cần có 1 trong các văn bản sau đây: + Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư; + Văn bản phê duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư;

+ Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của cấp có thẩm quyền.

- Đối với dự án thực hiện đầu tư: Quyết định đầu tư dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ

Nguyên tắc:

- Định kỳ, các Bộ, địa phương rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm.

- Trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự án cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án thuộc NSTW), gửi cơ quan tài chính, Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án thuộc NSĐP), các Bộ, địa phương chỉ đạo chủ đầu tư chốt thời điểm thanh toán và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dư do không thực hiện được, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KBNN đã thanh toán. Các Bộ, địa phương chịu trách nhiệm về số liệu giải ngân và số kế hoạch vốn điều chỉnh.

- Trường hợp sau khi đã điều chỉnh mà còn thừa vốn so với kế hoạch giao thì số vốn thừa được điều chỉnh cho đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Các Bộ và các tỉnh thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, gửi cơ quan Tài chính đồng cấp và KBNN để làm căn cứ thanh toán. Thời hạn điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 25 tháng 12 năm kế hoạch.

3.4.2. Thực trạng thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011

Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà KBNN Thái Nguyên nhận được liên tục tăng từ năm 2009 đến 2011. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về đầu tư đặc biệt là đầu tư XDCB ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh đó cũng đặt ra một bài toán khó cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói chung và KBNN nói riêng trong việc bố trí kế hoạch vốn sao cho phù hợp, để công tác quản lý, kiểm soát thu chi tiết kiệm, hiệu quả.

Bảng 3.2. Kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch vốn Năm 2009 2010 2011 Tổng số 753,251 773,318 1.200,978 Vốn TN 717,683 716,405 1.147,781 Vốn NN 35,568 56,913 53,197 NSTW 289,901 263,708 370,887 Vốn TN 260,854 214,553 332,315 Vốn NN 29,047 49,155 38,572 NSĐP 463,350 509,610 830,091 Vốn TN 456,829 501,852 815,466 Vốn NN 6,521 7,758 14,625

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng kế hoạch vốn tăng lên qua các năm 2009, 2010, 2011. Đặc biệt tăng cao vào năm 2011 (Tổng kế hoạch vốn năm 2011 là 1.200,987 tỷ đồng), tăng 447,727 tỷ đồng, tương ứng 59,43% so với năm 2009.

Trong đó kế hoạch vốn do NSTW thông báo năm 2011 tăng 80,986 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng là 27,93%). Kế hoạch vốn do NSĐP thông báo năm 2011 tăng cao so với năm 2009 cụ thể: 366,741 tỷ đồng (tương ứng là 79,1%)

Số lượng các dự án cũng không ngừng tăng lên. Sang năm 2011, vẫn còn rất nhiều dự án còn dang dở, chưa hoàn thành từ giai đoạn trước vẫn đang tiếp tục được bố trí vốn và thanh toán khối lượng hoàn thành cộng thêm những dự án đầu tư mới nên kế hoạch vốn tương đối lớn.

Ngoài ra bảng số liệu trên cũng cho thấy, vốn trong nước cho hoạt động đầu tư XDCB của tỉnh vẫn đóng vai trò chủ đạo, trung bình gấp 17,7 lần so với vốn nước ngoài (chủ yếu là vốn ODA). Tuy nhiên vốn nước ngoài chủ yếu tập trung vào các dự án do Trung ương quản lý. Một lượng nhỏ còn lại dành cho các dự án do địa phương quản lý trong khi đa số vốn trong nước ngoài lại dành cho các dự án tại địa phương. Vốn nước ngoài cho các dự án cấp tỉnh quản lý chủ yếu cho các dự án hỗ trợ phát triển nông thôn, phát triển nông nghiệp như dự án xây dựng trường học, bệnh viện, giao thông nông thôn, phát triển cây ăn quả...

Vốn trong nước dành cho các dự án tại tỉnh chiếm đa số vì các dự án do tỉnh quản lý chiếm một số lượng rất lớn, tương đương với nó là nhu cầu tổng mức vốn đầu tư lớn tuy nhiên vốn đầu tư trung bình cho một dự án không cao. Hơn nữa các dự án này thường thu hút ít vốn nước ngoài so với các dự án lớn do Trung ương quản lý.

3.4.3. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước tại kho bạc Nhà nước Thái Nguyên nước Thái Nguyên

Năm 2006 trở về trước KBNN Thái Nguyên thực hiện quy trình kiểm soát TTVĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN theo quyết định số 601/KB/QĐ/TTVĐT ngày 28/10/2003. Tiếp đó quy trình kiểm soát chi được thay thế bằng QĐ 297/QĐ - KBNN ngày 18/5/2007 của Tổng giám đốc KBNN. Giai đoạn 2009 - 2011, KBNN Thái Nguyên thực hiện quy trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiểm soát TTVĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 59 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)