Kết quả tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 47 - 57)

- Về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với 5 đức tính đã được cụ thể hóa tới từng đối tượng, lứa tuổi. Từ các phong trào đó xuất hiện nhiều nhân tố mới, nhiều tấm gương tiêu biểu trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống, trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi.

- Công tác đăng ký, xét và công nhận gia đình văn hóa được các cấp, các ngành và cơ sở chỉ đạo chặt chẽ; việc trao giấy chứng nhận được tổ chức trang trọng và có ý nghĩa tích cực. Nhiều đơn vị có số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa với tỷ lệ cao như xã Trần Phú, Đông Sơn, Đại Yên...đã có tác dụng tích cực góp phần tạo nên sự ổn định và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

- Trong 165 làng/213 làng đã xây dựng và thực hiện quy ước làng văn hóa đều dành một chương quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, quy chế, quy định cụ thể để tổ chức thực hiện.

Bảng 1.2: Kết quả xây dựng Gia đình văn hoá Năm Tổng số hộ đạt tiêu chuẩn

gia đình văn hoá

Tỷ lệ so với tổng số hộ toàn huyện 1998 18.500 34.8% 1999 20.000 36% 2000 24.500 45,7% 2001 28.500 51% 2002 32.500 56% 2003 34.000 61,5% 2004 34.400 62% 2005 36.500 69% 2006 38.700 76,2% 2007 42.200 77,54% 2008 42.800 79,55%

(Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Nhiều cơ quan, địa phương coi thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ là tiêu chuẩn đánh giá, phân loại tổ chức Đảng, đảng viên tiêu biểu như cơ quan Huyện ủy, xã Đại Yên, thị trấn Chúc Sơn, xã Trần Phú, khu Chiến Thắng (thị trấn Xuân Mai), làng Duyên Ứng (xã Lam Điền), làng Tử La (Phú Nam An). Trong số các thôn, làng xây dựng quy ước có nhiều làng công giáo: Mỹ Tiến (Hữu Văn), Ngọc Giả, thôn Cầu, thôn Cả (Ngọc Hoà), Đồng Du (Hợp Đồng), Lưu Xá (Hoà Chính), các quy định trong quy ước đều thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa pháp luật với phong tục, tập quán và giáo lý, giáo luật.

Bảng 1.3: Kết quả xây dựng Quy ước làng văn hoá

Năm

Số thôn, xóm, khu phố đã xây dựng Quy ước

làng văn hoá Tỉ lệ so với tổng số thôn, xóm, khu phố 1998 46 20,9% 1999 62 28,8% 2000 71 33,02% 2001 88 41% 2002 93 43,2% 2003 111 52% 2004 117 55,4% 2005 126 59% 2006 134 63,2% 2007 147 69% 2008 164 77,4%

(Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Xây dựng Làng văn hoá nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân, gia đình trong sản xuất, tổ chức sinh hoạt và hưởng thụ văn hoá, đáp ứng yêu cầu thiết thực của nhân dân, đồng thời tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh, để mỗi người dân, gia đình, dòng họ có điều kiện phát triển kinh tế,

văn hoá; bảo vệ, giữ gìn phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp; loại bỏ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội.

Bảng 1.4: Kết quả xây dựng Làng văn hoá (bắt đầu công nhận từ năm 2001)

Năm Số làng, thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá

Tỉ lệ so với tổng số làng, thôn, xóm, khu phố 2001 19 8,9% 2002 22 10,3% 2003 28 13,1% 2004 33 15,49% 2005 43 20% 2006 52 24,4% 2007 59 27,69% 2008 66 30,69%

Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Công tác xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa cũng được triển khai sâu rộng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã tổ chức xây dựng quy chế và triển khai học tập quy chế đến cán bộ, công nhân, viên chức. Năm 2003, lần đầu tiên công nhận có 22/200 (11%) thì đến năm 2008 có 72/200 (36%) cơ quan, đơn vị, trường học được công nhận danh hiệu Đơn vị văn hoá.

Các cơ sở đều xây dựng được quy chế và vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới theo quy chế của địa phương và quy ước làng với phương châm: vui tươi, trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, cơ bản đám cưới đã bỏ thuốc lá; không mở nhạc quá to, quá khuya; không thuê mướn các ban nhạc và không dùng những băng, đĩa có nội dung không lành mạnh, không thuê áo váy nhiều tầng, các nghi lễ như đi cơi trầu, dạm ngõ, ăn hỏi, lại mặt cơ bản được rút gọn, tiết kiệm. Hầu hết các đám đã kết hợp ngày xin

cưới, ngày cưới, lại mặt vào một ngày, các hiện tượng ăn uống linh đình, kéo dài ngày, lãng phí, tốn kém, phô trương hình thức, có khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi...đã được các địa phương vận động thực hiện tiết kiệm. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn đã chỉ đạo việc làm thủ tục đăng ký, trao giấy đăng ký kết hôn trang trọng, đúng quy định. Trung bình mỗi đám cưới tiết kiệm được 3 - 4 triệu đồng từ mua thuốc lá, làm nhiều cỗ, quay phim, chụp ảnh.

Bảng 1.5: Kết quả xây dựng cơ quan văn hoá (bắt đầu công nhận từ năm 2003)

Năm Số cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hoá

Tỉ lệ so với tổng số cơ quan, đơn vị, trường học

2003 22 11,0% 2004 29 14,5% 2005 37 18,5% 2006 45 22,5% 2007 52 26,0% 2008 72 35%

(Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Bình quân hàng năm trên địa bàn huyện có khoảng 30 cuộc lễ hội lớn, nhỏ, chủ yếu là lễ hội tín ngưỡng dân gian truyền thống, có 02 lễ hội vùng chùa Trầm, chùa Trăm Gian và một số ít lễ hội công giáo. Các xã, thị trấn đều thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội, có chương trình, kế hoạch, tổ chức lễ hội đảm bảo phần lễ diễn ra trang trọng, phần hội được tổ chức vui tươi, phong phú bằng nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khôi phục và khuyến khích các loại hình nghệ thuật truyền thống: chèo, tuồng, cải lương, dân ca, quan họ; các trò chơi dân gian: trọi gà, đánh đu, vật, kéo co.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã chú trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, nhân cách, lối sống, lịch sử, truyền

thống tốt đẹp của quê hương cho học sinh; đặc biệt đã lồng ghép giảng dạy lịch sử Đảng bộ huyện Chương Mỹ vào chương trình giảng dạy trong các trường trung học phổ thông; trung học cơ sở. Đến năm 2008, có 22 trường đạt chuẩn quốc gia, huy động nhiều nguồn lực trị giá hàng tỷ đồng xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh nghèo vượt khó.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ sinh tự nhiên, 100% xã, thị trấn có lực lượng cộng tác viên dân số gia đình và trẻ em; tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đều giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả bước đầu khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã góp phần vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Phong trào đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực, đã đầu tư hơn 4,2 tỷ đồng, mở 217 lớp tập huấn kỹ thuật cây trồng, vật nuôi cho trên 26.500 lượt người, tổ chức 52 lớp học nghề tiểu thủ công nghiệp với 2135 lượt người, tạo việc làm cho trên 30 ngàn lao động. Các hình thức thế chấp vay vốn để phát triển kinh tế được triển khai đồng bộ, lồng ghép nhiều mô hình khác nhau: đã cho vay trên 38 tỷ đồng, 36.500 lượt hộ vay; hình thành các quỹ hỗ trợ, giúp đỡ 12 ngàn ngày công, 6.000 con giống, 4.500 cây giống có giá trị kinh tế cao để chăn nuôi, cải tạo vườn tạp góp phần giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của nhân dân.

Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo; chăm lo đến các hộ chính sách, hộ nghèo, người cô đơn, cô quả không nơi nương tựa được cán bộ, nhân dân hưởng ứng tích cực đạt nhiều kết quả: 100% đối tượng chính sách có mức sống cao hơn mức sống trung bình tại địa phương; 100% hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; xóa 292 nhà dột nát với tổng kinh phí 4,1 tỷ đồng; vận động ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai, nạn nhân chiến tranh. Mỗi năm bình quân toàn huyện chi 1,7 tỷ đồng cho

các hoạt động thăm hỏi, tặng quà các đối tượng người có công với cách mạng.

Đến năm 2008, Hội người cao tuổi huyện đã tập hợp được gần 30.000 hội viên từ 32 xã, thị trấn và 293 chi hội trong toàn huyện. Nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích dành cho người cao tuổi cũng được quan tâm, đời sống vật chất tinh thần của người cao tuổi được nâng lên. Toàn huyện đã thành lập được hàng trăm Câu lạc bộ người cao tuổi bao gồm: Tâm năng dưỡng sinh, cầu lông, cờ tướng, bóng bàn, thái cực quyền, văn nghệ.

Từ năm 1998 đến năm 2007, trên địa bàn huyện đã tiếp nhận hơn 200 Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, hơn 350 buổi chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân. Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện đã huy động, khai thác được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng phong trào nên có sự phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và bề sâu; chất lượng và số lượng của các hoạt động văn nghệ quần chúng được nâng lên: đảm bảo phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức; phát huy được tính sáng tạo và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Đến năm 2008, huyện có 16 câu lạc bộ văn nghệ ở các loại hình sân khấu truyền thống, văn nghệ dân gian như: ca trù, quan họ, dân ca, thơ, chèo.

Phong trào rèn luyện sức khoẻ trong nhân dân tiếp tục phát triển mạnh, số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 26,5% dân số, số gia đình tập luyện thể dục thể thao đạt 13,5%; quy hoạch tổng thể khu trung tâm văn hóa của huyện.

Đài Truyền thanh huyện và hệ thống truyền thanh cơ sở tiếp tục được đầu tư hàng chục tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất; củng cố, đầu tư trang thiết bị hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng, nội dung chương trình phát sóng, góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ

chính trị của địa phương và là nguồn thông tin, sinh hoạt văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Bảng 1.6: Số lượng di tích trên địa bàn huyện

Loại hình Số lượng Xếp hạng cấp thành phố Xếp hạng cấp quốc gia Đình 121 63 19 Đền 19 6 1 Chùa 118 21 7 Quán 43 13 2 Miếu 6 2 0 Lăng mộ 3 2 1 Văn chỉ - Đàn tế 5 0 1 Nhà thờ họ và Danh nhân 12 6 1 Tổng số 327 113 32

(Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Huyện Chương Mỹ có 327 di tích, trong đó di tích đã xếp hạng cấp quốc gia 32 di tích, xếp hạng cấp tỉnh 113 di tích. Việc xã hội hóa công tác bảo tồn, chống xuống cấp, phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm, đạt kết quả bước đầu, nhân dân các địa phương đã góp nhiều công sức, tiền của cho bảo tồn, tôn tạo, tham gia quản lý và phát huy di sản văn hóa; một số hoạt động điều tra, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được triển khai, khuyến khích khôi phục các loại hình sân khấu truyền thống như hát ca trù (xã Phú Nghĩa), hát trống quân (xã Hoàng Diệu)...

Trung tâm thể dục thể thao được thành lập năm 1994, đảm nhiệm tổ chức các hoạt động sự nghiệp, các phong trào thể dục thể thao quần chúng, hướng dẫn chuyên môn cho các xã, thị trấn; phát hiện, bồi dưỡng các vận động viên, đội tuyển tham gia các hoạt động của thành phố. Nhà Thi đấu thể dục thể thao huyện được xây dựng năm 2002, diện tích sàn thi đấu 720 m2 với khán đài có sức chứa 350 chỗ ngồi có thể tổ chức được các môn thi đấu: cầu lông, bóng

bàn, bóng đá mini, bóng chuyền. Với quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các thiết chế văn hóa được đầu tư nhiều, hoạt động hiệu quả như: quy hoạch tổng thể khu trung tâm văn hóa, thể thao của huyện; nâng cấp sân vận động huyện; có hơn 300 điểm tập luyện thể dục thể thao cấp thôn; 29 xã dành quỹ đất quy hoạch sân vận động; có 30 điểm bưu điện văn hóa xã; 32 tủ sách pháp luật, 46 tủ sách thôn; xây dựng mới và nâng cấp 133 Nhà văn hóa thôn, xóm; hỗ trợ trang thiết bị, tủ sách.

Nhiều đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội được ưu tiên dành cho đồng bào dân tộc Mường ở thôn Đồng Ké (xã Trần Phú): 100% số hộ được phủ sóng truyền hình, điện thắp sáng, hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa, 45 triệu đồng mua sắm thiết bị âm thanh, 1,2 tỷ đồng xây dựng đường làng, ngõ xóm. Đến đến năm 2008, có 94% số hộ trong thôn đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Đồng bào có đạo và nhiều chức sắc tôn giáo đã tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như làng Mỹ Thượng, Mỹ Hạ (Hữu Văn), Đại Ơn (Ngọc Hòa).

*

* *

Nhìn một cách khái quát, giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2008 sự nghiệp văn hóa của huyện Chương Mỹ có những bước phát triển mới: Xây dựng đời sống văn hoá được đẩy mạnh; công tác văn hóa thông tin được quan tâm, chăm lo hơn trước; các hoạt động văn hóa quần chúng đều có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa ngày càng được tăng cường; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa” phát triển trở thành phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân, thiết thực góp phần vào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đơn vị.

Nguyên nhân của bước phát triển mới đó là quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, nhất là những cố gắng, nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá của Đảng bộ huyện Chương Mỹ.

Bên cạnh ưu điểm, trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá giai đoạn 1998 - 2008 của Đảng bộ huyện Chương Mỹ còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm cần phải có giải pháp khắc phục, đó là:

- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, một bộ phận nhân dân về việc xây dựng và phát triển văn hóa chưa sâu sắc, chưa đầy đủ.

- Các Nghị quyết, chủ trương còn chưa thể hiện rõ nội dung phát triển văn hoá; việc đánh giá, kiểm điểm tình hình thực hiện chương trình hành động ở một số đơn vị còn chưa sâu, chưa cụ thể.

- Sự phát triển văn hóa trên địa bàn huyện chưa đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, thiếu sự gắn kết với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận đảng viên, cán bộ, nhân dân và một bộ phận thế hệ trẻ chưa được ngăn chặn có hiệu quả.

- Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa vẫn còn nhiều hạn

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 47 - 57)