Thành tựu và những hạn chế chủ yếu

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 87 - 90)

3.1.1.1. Thành tựu:

- Nhận thức về vai trò, vị trí của văn hoá, ý thức xây dựng và phát triển văn hoá có chuyển biến rất quan trọng. Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã có những chuyển biến rất quan trọng trong nhận thức và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính

quyền, của đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ về vị trí, vai trò của văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng được nâng lên rõ rệt. Từ đó làm tiền đề để nâng cao ý thức tôn trọng kỷ cương, pháp luật, xây dựng các quan hệ xã hội giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy những nét đẹp truyền thống; khẳng định những giá trị mới; có nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và của toàn xã hội trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trong tăng cường đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.

- Phương thức, hình thức, biện pháp lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hoá có nhiều đổi mới. Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã đổi mới về tư duy, về phương thức lãnh đạo, quản lý theo hướng tập trung chỉ đạo sâu, sát và toàn diện; đảm bảo phát triển văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế bền vững; phát triển văn hóa xứng đáng với truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương; phát triển văn hoá gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đưa văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; tăng cường đầu tư toàn diện cho lĩnh vực văn hóa cả về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, cán bộ và nguồn lực kinh phí, cơ sở vật chất; phát triển đồng bộ các lĩnh vực và chuyên ngành văn hóa; đầu tư, xây dựng, tôn tạo, quản lý hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở; hệ thống thông tin đại chúng.

- Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và hiệu quả quản lý của chính quyền đối với văn hóa ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hoá và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn hoá; cụ thể hóa các Nghị quyết, quan điểm của Trung ương, của cấp uỷ cấp trên vào thực tiễn của địa phương, triển khai có

hiệu quả các chương trình, kế hoạch và đề án phát triển văn hóa. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong huyện đã gắn nhiệm vụ phát triển văn hóa với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy, các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng tích cực và đạt kết quả tốt. Các di tích được bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị, các thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt của nhân dân, nhất là thanh thiếu nhi. Môi trường, cảnh quan đô thị, cảnh quan văn hóa của hai thị trấn, các địa phương được quan tâm. Nhiều hoạt động giao lưu, hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức góp phần hòa nhịp với Thủ đô trong thời kỳ mới.

3.1.1.2. Hạn chế:

- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, một bộ phận nhân dân về vai trò của văn hóa, đời sống tinh thần, về xây dựng con người, mối quan hệ của văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đầy đủ; chưa tương xứng với vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển, chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của quê hương, chưa tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội.

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo các phong trào chất lượng, hiệu quả một số mặt còn thấp, chưa sát hợp, cụ thể; có phong trào còn nặng về hình thức, thiếu chiều sâu, kém hiệu quả, chưa thật vững chắc, số và chất lượng các danh hiệu văn hóa chưa cao. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội chuyển biến chậm, chưa rộng khắp, không đồng đều. Một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức chưa nêu cao vai trò gương mẫu khi thực hiện.

- Công tác chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, hệ thống chính trị trong tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng và phát triển văn hoá, nhất là trong việc nêu gương tốt, việc tốt, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội chưa đạt hiệu quả cao.

- Sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền theo chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mới chỉ tập trung vào một số địa phương. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng ở một số cơ sở còn khó khăn chưa được quan tâm đầu tư. Số người, số gia đình tập luyện thể dục thể thao thường xuyên còn thấp so với mặt bằng chung.

- Công tác quản lý nhà nước về văn hóa một số mặt còn yếu như quản lý kinh doanh dịch vụ văn hóa (nhất là quản lý quảng cáo, kinh doanh karaoke), quản lý di tích, lễ hội; còn xảy ra hiện tượng tu sửa di tích, tiếp nhận đồ thờ tự không đúng quy định.

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp uỷ trên địa bàn huyện đã quan tâm đến xây dựng, hoàn thiện thiết chế văn hoá. Tuy nhiên cho đến nay các thiết chế văn hóa như sân vận động, nơi vui chơi giải trí từ huyện đến thôn, xóm còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, Nhà văn hóa các thôn, xóm chưa khai thác có hiệu quả, thiếu trang thiết bị. Kinh phí dành cho công tác tổ chức các hoạt động ở cơ sở chưa đáp ứng được sự phát triển.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 87 - 90)