Nguyên nhân của hạn chế:

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 91 - 92)

- Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, một bộ phận cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với đời sống, về mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác còn bị xem nhẹ; chưa nhận thấy rõ mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa kinh tế, văn hóa và chính trị; chưa coi xây dựng và phát triển văn hóa trước hết là trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một số cơ sở còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát thường xuyên, tập trung của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể.

- Sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền đối với xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa thông tin ở cơ sở còn hạn chế dẫn đến một số

đồng chí chưa được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý.

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển văn hoá, một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở khi xây dựng các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế chưa gắn liền với mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa. Ngân sách đầu tư cho phát triển văn hóa chưa tương xứng với văn hóa; với vai trò, vị thế của văn hóa Thủ đô. Chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động văn hóa chưa cụ thể, chưa động viên nhân lực, vật lực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa; chưa thu hút mọi tầng lớp xã hội tham gia hoạt động, sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hóa, tạo điều kiện cho văn hóa phát triển rộng khắp, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 91 - 92)