Đối với các di tích đã được xếp hạng, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo thành lập Ban quản lý di tích; sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể; tiến hành kiểm kê, đánh giá hiện trạng các di tích để có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị. Hàng năm, các trường học đều tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ giữ gìn các di tích ở địa phương để giáo dục truyền thống; lượng khách tham quan chùa Trầm, chùa Trăm Gian hàng năm khoảng trên 43.000 lượt người trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên. Chỉ đạo, tổ chức quản lý các lễ hội theo quy định, khuyến khích phát triển các trò chơi dân gian, các loại hình văn hoá, văn nghệ quần chúng khi tổ chức lễ hội; tiến hành khảo sát đề nghị bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống tuồng, chèo, cải lương, ca trù, dân ca. Đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố xếp hạng 15 di tích; gắn biển 05 di tích cách mạng - kháng chiến; tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp 20 di tích. Triển khai kế hoạch tổng kiểm kê di tích, điều tra, rà soát di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác xã hội hóa việc bảo tồn di sản văn hóa, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tăng cường giám sát hoạt động tu bổ, tôn tạo các di tích theo quy định,
tránh tình trạng xảy ra việc tu bổ, tôn tạo không đúng nguyên gốc và thiết kế đã phê duyệt, tiếp nhận đồ thờ không phù hợp. Công tác bảo tồn và phục hồi giá trị di sản văn hóa phi vật thể luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của