Trung ương 5 (khoá VIII)
- Gắn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” với phong trào thi đua yêu nước, giáo dục truyền thống
Các tổ, nhóm của các chi hội đoàn thể đứng ra tín chấp vay vốn ngân hàng cho hội viên như Hội nông dân 176 tổ tín chấp vay 74 tỷ đồng cho 46.061 lượt hội viên vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, cải tạo vườn tạp, mở rộng chăn nuôi theo hướng công nghiệp, giúp đỡ nhau hàng vạn cây, con giống, 14.000 kg thóc giống, cho nhau vay không lấy lãi 5,8 tỷ đồng. Hội cựu chiến binh 25 tổ tín chấp vay với số tiền là 11,7 tỷ đồng và 429 hộ hội viên vay ngân hàng chính sách xã hội 2,5 tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình. Hội Phụ nữ huyện tự nguyện tiết kiệm với 9.860 hội viên tham gia có số vốn là 1,1 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 398 tổ đứng ra tín chấp vay cho 13.838 lượt hội viên vay tại Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền vay là 154,086 tỷ đồng.
Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” toàn huyện thu được 4,69 tỷ đồng. Đã hỗ trợ xây sửa cho 1.023 ngôi nhà xuống cấp cho các hộ nghèo trị giá 2,9 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 1 nghìn lượt hộ nghèo khám chữa bệnh và trợ cấp khó khăn cho gần 4 nghìn lượt hộ nghèo với kinh phí trên 500 triệu đồng. Năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo là 17,8%, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo là 12,14%, năm 2013 còn 5,09%.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”: Hàng năm có từ 80 - 90% khu dân cư trong huyện tổ chức được
“Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”, nhiều khu dân cư đã tổ chức biểu dương những gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc, các tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, học tập của cộng đồng.
Với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, việc xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, cứng hóa kênh mương, nhiều cơ sở đã chủ động vận động nhân dân tham gia đóng góp làm mới hàng ngàn km đường làng, ngõ xóm bằng đường bê tông. Đến nay 90% đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, đi lại sạch sẽ, thuận tiện, trường học, trạm y tế, các câu lạc bộ vui chơi giải trí được xây dựng khang trang.
Nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho nhân dân được chú ý quan tâm, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được duy trì đều đặn. Nhiều địa phương đã tổ chức tốt việc khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các đối tượng chính sách và người cao tuổi. Các chỉ tiêu chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, dân số kế hoạch hoá gia đình đạt chỉ tiêu thành phố giao, không để dịch bệnh xảy ra, đã có 15/32 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2.
- Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá, công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá
Tổ chức vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá. Tranh thủ nguồn đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước và
đóng góp của nhân dân đầu tư cho các hoạt động mua và luân chuyển sách, trang thiết bị hoạt động văn hoá cho các làng; xây dựng các thiết chế văn hoá; chống xuống cấp, tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử - văn hoá trị giá hàng chục tỷ đồng.
Trong thời gian từ năm 2011- 2013, thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới; các thôn, xóm, xã, thị trấn đã tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp tham gia đóng góp công sức, tiền của xây dựng hàng trăm công trình công cộng (chủ yếu là Nhà văn hóa), tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng. Trong đợt cao điểm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các hoạt động văn hoá văn nghệ cấp huyện đã đầu tư trên 1,17 tỷ đồng (chủ yếu là nguồn ngân sách), các xã, thị trấn khoảng 3,3 tỷ đồng (trong đó ngân sách Thành phố hỗ trợ 1,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương 0,5 tỷ đồng, nhân dân và các doanh nghiệp ủng hộ 1,2 tỷ đồng). Công tác xã hội hoá nguồn lực cho văn hoá đã được nhân dân, các doanh nghiệp quan tâm tham gia; trong dịp Đại lễ, thị trấn Xuân Mai huy động được 83 triệu đồng, xã Trường Yên 85 triệu đồng, đơn vị ít nhất cũng huy động được 5 triệu đồng.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hoá
Huyện uỷ, các cấp uỷ Đảng đã quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII), Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX), ban hành nhiều chủ trương giải pháp liên quan đến lĩnh vực văn hoá như các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, Chương trình “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” tạo nhận thức sâu sắc và chuyển biến hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Các cấp uỷ Đảng cơ sở đã chỉ đạo thực hiện như xây dựng quy ước làng văn hoá, những quy định trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao, giáo dục đào tạo, xây dựng các thiết chế văn hoá ở thôn xóm. Nâng cao trách nhiệm, vai trò gương mẫu của đảng viên, cán bộ trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, đấu tranh, phê bình đảng viên, cán bộ vi phạm nếp sống văn minh.
*
* *
Nhìn một cách khái quát giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 là giai đoạn có chuyển biến rõ nét nhất cả trong nhận thức về vai trò, vị trí của văn hoá, cả trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, đầu tư các nguồn lực cho văn hoá của các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Chương Mỹ. Trong thời gian 5 năm, Huyện uỷ đã ban hành 8 Chương trình hành động liên quan đến các lĩnh vực: Văn hoá, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách xã hội. Đầu tư nguồn lực từ ngân sách năm 2013 cho riêng văn hoá thông tin, thể dục thể thao tăng gấp 6,7 lần năm 2007. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy. Việc xây dựng con người trong giai đoạn mới với những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, lối sống gắn liền với trình độ hiểu biết, năng lực sáng tạo, sức khỏe, gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân qua nhiều hoạt động có những kết quả rõ rệt.
Việc triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể, nhất là Chương trình
Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được triển khai thực hiện nghiêm túc, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đã góp phần ngăn chặn, cảnh tỉnh một bộ phận cán bộ, đảng viên biểu hiện suy thoái
về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, cơ hội, cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây mất lòng tin của nhân dân. Vai trò tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức được đề cao, nhất là thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng văn hoá công sở.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên về vai trò của văn hoá, đời sống văn hoá tinh thần, về xây dựng con người, mối quan hệ của văn hoá với phát triển kinh tế - xã hội chưa đầy đủ. Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý lễ hội truyền thống ở một số nơi còn kém hiệu quả, việc lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, đánh bạc vẫn còn. Một số cấp uỷ, đảng viên ngại va chạm để xuất hiện việc xây sửa, tu bổ, tôn tạo, di tích không đúng quy định; lợi dụng tự do tôn giáo để truyền đạo không đúng pháp luật, mê tín dị đoan. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc nêu gương người tốt, việc tốt, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội còn chưa đạt hiệu quả cao.
CHƯƠNG 3