Bối cảnh mớ

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 57 - 59)

Ngày 29-5-2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, có hiệu lực từ ngày 01-8-2008. Theo Nghị quyết,

Thủ đô được mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) với diện tích 3.344,7 km2, dân số khoảng 6,23 triệu người, 29 quận, huyện, thị xã; 577 xã, phường, thị trấn (đến thời điểm hợp nhất). Đây là một quyết định lịch sử của Đảng, nhà nước không chỉ để xây dựng và phát triển Thủ đô mà còn là chiến lược phát triển đất nước đúng như nhận định: “Địa thế của Thủ đô tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn, hổ ngồi tiện hướng dựa núi, nhìn sông” [8, tr. 6].

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đoàn kết, phấn đấu đạt rất nhiều thành tích. Về kinh tế, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đạt 9,45%/ năm, cơ cấu kinh tế năm 2012 dịch vụ chiếm 52,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,8%, nông nghiệp còn 5,6%. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị được chấn chỉnh. Nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị. Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh từ thành phố tới cơ sở đã làm phong phú hơn đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng vào thành công của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Một số phong trào và cuộc vận động lớn như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” được triển khai sâu rộng, bằng nhiều hình thức phong phú, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Đảng bộ Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiều chính sách xã hội tạo ra những thay đổi quan trọng trong đời sống nhân dân Thủ đô. Các chính sách như: giải quyết việc làm, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, thực

hiện chính sách đối với người có công, người tàn tật và các đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em...được quan tâm thực hiện tốt. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Giáo dục, đào tạo có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng, loại hình; công tác xã hội hóa được đẩy mạnh thực hiện; chính sách thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao được chú trọng thực hiện, đạt kết quả bước đầu; đầu tư của Thành phố cho giáo dục, đào tạo ngày một tăng. Hoạt động khoa học, công nghệ được đổi mới, đã hình thành cơ sở cho sự ra đời, phát triển của thị trường khoa học, công nghệ. Đội ngũ trí thức ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô. Việc ứng dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống đạt kết quả bước đầu, tạo được những sản phẩm khoa học có hàm lượng chất xám cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Bối cảnh mới tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá, sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ đối với công tác xây dựng và phát triển văn hoá trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w