Về xây dựng môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 72 - 77)

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được xác định là một trong những giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài để thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII). Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được các địa phương thực hiện nghiêm túc từ

việc đăng ký, bình xét, biểu dương. Các Gia đình văn hóa tiêu biểu là những điển hình tiên tiến, có uy tín, gương mẫu trong cộng đồng dân cư, có ảnh hưởng và tác dụng làm nòng cốt trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Bảng 2.1: Kết quả xây dựng Quy ước làng văn hoá từ năm 2009 đến năm 2013

Năm

Số thôn, xóm, khu phố đã xây dựng Quy ước

làng văn hoá Tỉ lệ so với tổng số thôn, xóm, khu phố 2009 201 93% 2010 205 95,3% 2011 215 100% 2012 215 100% 2013 215 100%

(Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Mô hình Câu lạc bộ gia đình văn hóa người dân tộc thiểu số thôn Đồng Ké (xã Trần Phú), thôn Quan Châm (xã Phú Nghĩa), thôn Duyên Ứng (xã Lam Điền), thôn Trung (xã Hồng Phong) và Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình xóm Nứa (xã Đại Yên) được xây dựng là mô hình điểm để nhân rộng trên toàn địa bàn huyện. Chỉ đạo, vận động 215/215 làng, thôn, xóm, khu phố xây dựng quy ước, đề nghị in ấn và phát hành trên 70.000 cuốn tới từng hộ gia đình.

Bảng 2.2: Kết quả xây dựng Gia đình văn hoá từ năm 2009 đến năm 2013

Năm Tổng số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá

Tỷ lệ so với tổng số hộ toàn huyện

2009 48.530 81%

2010 52.510 82%

2012 57.480 82,1%

2013 59.850 83%

Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Bảng 2.3: Kết quả xây dựng Làng văn hoá từ năm 2009 đến năm 2013

Năm Số làng, thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá

Tỉ lệ so với tổng số làng, thôn, xóm, khu phố 2009 66 30,7% 2010 66 30,7% 2011 66 30,7% 2012 66 30,7% 2013 67 31,1%

Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 03-10-2012 của Thành ủy về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 19-6-2009 của Huyện ủy Chương Mỹ về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội theo nếp sống văn hóa; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU ngày 03-10-2012 của Huyện ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, trở thành cuộc vận động sôi nổi, thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Một số đám cưới được tổ chức theo hình thức tiệc trà, tổ chức cưới tại nhà văn hóa, vừa tiết kiệm được chi phí vừa đảm bảo vui tươi, trang trọng. Một số địa phương có cách làm sáng tạo như: Tổ chức cho các cặp vợ chồng sắp cưới dâng hương tại nghĩa trang liệt sỹ, trồng cây lưu niệm hoặc đóng góp vật liệu xây dựng đường giao thông; khuyến khích nhân dân tổ chức gọn trong một ngày, không mời khách quá đông. Từ tháng 10-2012 đến tháng 12-2013, trên địa bàn

huyện có 670 đám cưới, trong đó các đám cưới con cán bộ, đảng viên đã được thực hiện khách mời không quá 300 người; không tổ chức tiệc cưới nhiều lần, không mời khách trong giờ làm việc, không tổ chức tiệc ở những nơi quá sang trọng, tốn kém, không phù hợp với thu nhập của cộng đồng dân cư đã được dư luận ghi nhận, đồng tình.

Các xã, thị trấn, các khu dân cư đều có Quy chế thực hiện việc tang, quy hoạch nghĩa trang nhân dân, trong đó 90% nghĩa trang quy hoạch riêng khu phần mộ phần hung táng, cát táng. Qua khảo sát thực tế, đa số các đám tang không tổ chức ăn uống đông người, không sử dụng kèn, trống quá 23 giờ đêm và trước 5 giờ sáng, khi đưa tang không đội mũ rơm, không lăn đường. Đã có nhiều dòng họ, khu dân cư, chi hội nông dân, phụ nữ duy trì tốt phong trào “Cân gạo hiếu”. Từ năm 2009 đến năm 2012, trên địa bàn huyện có 580 gia đình thực hiện hoả táng cho người thân sau khi mất, tiêu biểu như ở xã Quảng Bị, thị trấn Chúc Sơn, Xuân Mai.

Các lễ hội đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn, phần lễ được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm, phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảng 2.4: Kết quả xây dựng Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá từ năm 2009 đến năm 2013

Năm Số cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hoá

Tỉ lệ so với tổng số cơ quan, đơn vị, trường học

2009 92 46,0%

2010 102 51,0%

2011 114 57,0%

2012 120 60,0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2013 126 63,0%

(Nguồn: Huyện uỷ Chương Mỹ, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII - 2013)

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được mở rộng với nhiều hình thức đa dạng, số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 27,7%; số gia đình thể thao đạt 14,1% số hộ. Thành tích thi đấu thể thao trong nước và quốc tế đều tăng; riêng năm 2013 tuyển chọn và tổ chức tập huấn được 40 đội tuyển với 617 lượt vận động viên tham gia thi đấu các giải thành phố đạt 5 giải nhất toàn đoàn, 168 huy chương các loại nổi bật ở các môn: Điền kinh, cầu lông, võ vovinam, karate, võ cổ truyền, bơi chải, các môn thể dục dưỡng sinh; có 48 lượt vận động viên ở các đội tuyển của thành phố tham gia thi đấu tại các giải toàn quốc.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Việc khám chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, các gia đình chính sách được chú trọng; tích cực nâng cao y đức cho thầy thuốc, phát triển y học cổ truyền, 100% cơ sở Trạm Y tế đã có bác sỹ. Công tác dân số, gia đình có nhiều chuyển biến. Chương trình xóa đói, giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả, thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với gia đình thương binh, gia đình liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng.

Ngành văn hóa - thông tin tổ chức nhiều cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng có quy mô lớn thu hút các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Củng cố và xây dựng mới 84 mô hình câu lạc bộ, đội, nhóm văn nghệ quần chúng tiêu biểu như thị trấn Chúc Sơn, Xuân Mai, các xã Hoàng Diệu, Phú Nam An, Tốt Động...để nhân dân vừa sáng tạo vừa tham gia tổ chức và hưởng thụ các hoạt động văn hóa. Các hình thức biểu diễn văn nghệ quần chúng được duy trì, phát triển hàng năm có trên 180 lượt buổi biểu diễn của các Hội thi, Hội diễn, Liên hoan văn nghệ từ huyện đến thôn, xóm, khu dân cư; tham gia trên 240 buổi giao lưu, tổ chức các hoạt động về văn hoá với

các quận, huyện, thị xã hoặc cấp Thành phố để tuyên truyền, giới thiệu những nét tiêu biểu, đặc sắc về văn hoá với nhân dân Thủ đô.

Từ năm 2009 đến năm 2013, huyện triển khai thống kê, rà soát và kiểm tra hoạt động thư viện huyện và hoạt động của tủ sách cơ sở, luân chuyển 02 lượt sách cho tủ sách cơ sở 32 tủ sách pháp luật, 32 điểm bưu điện văn hóa xã, phong trào đọc sách báo phát triển, bổ sung cho thư viện huyện 5.534 bản sách, 150 loại báo, tạp chí. Tổ chức giao lưu thơ với chủ đề “Mừng Đảng - Mừng Xuân” giữa các câu lạc bộ thơ tiêu biểu; tổ chức chương trình Thư viện lưu động tại 13 trường Tiểu học.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 72 - 77)