0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Từ xu thế thời đại và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2013 (Trang 96 -97 )

quốc trong thời kỳ mới, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, coi phát triển văn hóa là yếu tố rất quan trọng để phát triển bền vững. Qua các kỳ Đại hội, xuất phát từ thực tiễn, Đảng ta liên tục bổ sung, hoàn thiện đường lối phát triển đất nước, phát triển văn hoá. Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực, hệ điều tiết của phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1998, Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 5 (khóa

VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm 1998 đến nay qua thời gian 15 năm đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có thành tựu về quan điểm, phương thức, hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa. Nhận thức về văn hoá của đa số cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, của đảng viên, cán bộ và nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Việc quán triệt, chỉ đạo thực hiện phát triển văn hoá có nhiều sáng tạo, nhiều cách làm mới lồng ghép trong các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng. Sự nghiệp văn hoá có bước phát triển mạnh mẽ từ việc ban hành thể chế, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng con người đến các sản phẩm của văn hoá. Nhiều chính sách lớn, công trình văn hoá được xây dựng, các di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng - kháng chiến được quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị. Các chương trình giáo dục nếp sống văn hoá, văn minh được cụ thể hoá bằng các phong trào thi đua yêu nước huy động đông đảo nhân dân tham gia. Chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế đã được nhân dân hưởng ứng, khơi dậy và huy động các nguồn lực to lớn của toàn xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

được phát động và duy trì ngày càng thu được nhiều kết quả quan trọng, mô hình gia đình, khu dân cư, đơn vị văn hoá có tác dụng giáo dục cao; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội bước đầu góp phần định hình nếp sống văn minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2013 (Trang 96 -97 )

×