Đảng bộ tỉnh Hà Tây triển khai thực hiện đường lối xây dựng và phát triển văn hoá của Đảng

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 30 - 34)

và phát triển văn hoá của Đảng

Triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 12-8-1998 của Bộ Chính trị, ngày 19-9-1998, Tỉnh uỷ Hà Tây ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU Về việc nghiên cứu, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII). Chỉ thị yêu cầu việc tổ chức quán triệt Nghị quyết đối với cán bộ chủ chốt xong giữa tháng 9, với đảng viên, cán bộ xong trước 30-10-1998 gắn với xây dựng chương trình hành động của các cấp, các ngành. Ngày 28-9-1998, Tỉnh uỷ ban hành Chương trình hành động số 12-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII). Ngày 30-9-1998 Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 1233/KH-UBND thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ. Kế hoạch nêu ra những chỉ tiêu cụ thể về: Xây dựng con người trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng môi trường văn hoá (nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, đẩy mạnh thực hiện Nghị định 87/CP, 88/CP, tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội theo nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở), phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc thiểu số, văn hoá tôn giáo, xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế văn hoá.

Cụ thể hoá Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, ngày 9-01-1999, Hội đồng nhân dân tỉnh (khoá XII), kỳ họp thứ 10 đã ban hành Nghị quyết số 03-

NQ/HĐND về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Ngày 20-01-1999 Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 55/QĐ-UB ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang với những quy định rất cụ thể. Tiếp đó, ngày 10-3-1999, Sở Văn hoá thông tin có hướng dẫn số 11/HD-VHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Ngày 03-11-2000, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1492/2000/QĐ-UB về Xây dựng gia đình văn hoá và quy định tạm thời xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá. Ngày 16-4-2001, Liên đoàn Lao động tỉnh - Sở Văn hoá thông tin ban hành Kế hoạch liên ngành số 07/KH-LN vận động đoàn viên, công nhân viên chức lao động xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá.

Ngày 04-8-2004, Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch số 44-KH/TU về tổ chức nghiên cứu, quán triệt Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX). Ngày 09- 8-2004, Tỉnh uỷ ban hành Chương trình số 61-CTr/TU về thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX). Sau khi kiểm điểm, đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Chương trình đã nêu ra 4 mục tiêu là: Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng, chỉnh đốn Đảng với phát triển văn hoá; đẩy mạnh bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của quê hương, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, xây dựng những giá trị văn hoá mới; phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số; nắm bắt kịp thời thành tựu của văn hoá - thông tin hiện đại, huy động mọi tiềm lực xã hội cho sự nghiệp văn hoá. Chương trình cũng xác định 5 chỉ tiêu cơ bản đến hết năm 2005 là: Giữ vững, nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, từng bước phổ cập trung học phổ thông; số hộ đạt gia đình văn hoá 80%; số làng, khu phố đạt danh hiệu văn hoá 30% trở lên; có 25% số thôn, làng, khu phố có nhà văn

hoá, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân nhất là các xã vùng sâu, miền núi. Chương trình đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm là: xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, gắn phát triển văn hoá với xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao chất lượng xây dựng con người trong thời kỳ mới; chú trọng nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, nhất là ở cộng đồng dân cư; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá, củng cố, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá; chăm lo phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số và văn hoá các tôn giáo. Về các giải pháp, Chương trình của Tỉnh uỷ nhấn mạnh: Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng các cấp đối với phát triển văn hoá; phát huy tính chủ động, năng động của hệ thống chính trị để tạo sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho phát triển văn hoá; đẩy mạnh giáo dục về chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; đầu tư xây dựng, tuyển chọn, đào tạo các tài năng văn hoá, nghệ thuật, tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin; “tăng cường nguồn lực cho phát triển sự nghiệp văn hoá, phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hoá để đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước” [61, tr. 7].

Ngày 30-12-2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ra Chỉ thị số 52/2005/CT-UBND-VX và Kế hoạch số 5453/KH-UBND về thực hiện Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Chỉ thị và Kế hoạch xác định rõ mục tiêu nhằm tạo ra bước chuyển biến mới về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, khắc phục những hạn chế, yếu kém gây bức xúc trong xã hội; gắn tuyên truyền vận động với kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng và nhà nước đối

với những vi phạm. Ngày 02-10-2006, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Văn hoá thông tin đã xây dựng kế hoạch phối hợp chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong đó nhấn mạnh: phải có sự phối hợp thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh, chỉ đạo làm ở mỗi địa phương một mô hình điểm, thống nhất tên gọi Ban chỉ đạo cấp huyện do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Trưởng ban, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc làm Phó Trưởng ban, cấp xã do Bí thư hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc làm Phó Trưởng ban chủ trì cuộc vận động; ở thôn xóm, khu dân cư do Ban công tác Mặt trận chủ trì.

Ngày 23-10-2006, Tỉnh ủy Hà Tây đã ban hành Nghị quyết số 16- NQ/TU Về lãnh đạo đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2010:

- Phấn đấu 100% thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa, điểm vui chơi công cộng. Xây dựng 700 tủ sách, thư viện phục vụ nhu cầu đọc sách báo của nhân dân ở khu dân cư, các thôn làng.

- Hoàn chỉnh việc quy hoạch các điểm dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh (vũ trường, nhà hàng karaoke, cửa hàng băng đĩa hình, sách báo, văn hóa phẩm) và cấp phép hoạt động theo quy hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra thường xuyên, đảm bảo hoạt động đúng quy định.

- Có 85% hộ gia đình trở lên đạt gia đình văn hóa; 60% làng, khu phố văn hóa; 45% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa.

- Xây dựng hoàn thiện thiết chế văn hóa cấp tỉnh và huyện, thị xã.

Nghị quyết xác định: Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa thông tin đến năm 2020; triển khai thực hiện dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích; xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa thông tin cấp tỉnh; từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn

vị sự nghiệp và cơ quan quản lý văn hóa thông tin; hoàn thiện thể chế văn hóa thông tin cấp huyện; đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa thông tin; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đảm bảo thiết thực và trở thành phong trào rộng rãi trong nhân dân, nhất là thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang; chú ý xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ; đẩy mạnh phòng, chống các tệ nạn xã hội; đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; sưu tầm, biên tập, xuất bản một số ấn phẩm giới thiệu về Hà Tây; xây dựng các tuyến, điểm du lịch văn hóa để phát triển kinh tế du lịch; đổi mới và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa thông tin, nghệ thuật, báo chí, tuyên truyền, quảng cáo; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác văn hóa thông tin ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện chương mỹ, thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 30 - 34)