quyền là nhân tố quyết định đến xây dựng và phát triển văn hoá
Các cấp uỷ Đảng lãnh đạo văn hoá trước hết và quan trọng nhất bằng chủ trương, quan điểm chỉ đạo. Điều đó thể hiện tập trung trong Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các Nghị quyết, Chương trình chuyên đề về văn hoá. Quan điểm, chủ trương về văn hoá đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội sẽ đảm bảo sự phát triển đúng hướng, tác động tích cực trở lại của văn hoá đối với các mặt của đời sống xã hội. Điều rất quan trọng là các tổ chức Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hoá còn thông qua đội ngũ đảng viên, cán bộ và sự nêu gương của đội ngũ đảng viên, cán bộ đó. Vì vậy, trong xây dựng và phát triển văn hoá cần đề cao vai trò tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức thực hiện các nội dung cụ thể nhất là thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng văn hóa cơ sở, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự gương mẫu của các tổ chức Đảng, của từng cán bộ, đảng viên ở mọi cấp, mọi ngành, ở từng nhiệm vụ được giao là một phương thức quan trọng nhất trong việc lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hoá của các cấp uỷ Đảng.
Chính quyền quản lý về văn hoá thông qua hệ thống pháp luật, quy định, chính sách, thông qua các phong trào thi đua, qua hệ thống các thiết chế văn hoá để vận động nhân dân thực hiện; đưa chủ trương, quan điểm về văn hoá của Đảng thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển văn hoá, tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về văn hoá có hiệu lực, hiệu quả sẽ giữ vững định hướng của Đảng trong các hoạt động văn hoá; đưa chủ trương, đường lối về văn hoá đi vào các mặt của đời sống xã hội.
Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá, cần tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nhất là trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa. Rà soát, bổ sung các văn bản quy định về cơ chế, chính sách văn hóa, các quy chế quản lý hoạt động văn hóa phù hợp với tình hình thực tiễn.
KẾT LUẬN