3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.6. HỆ THỐNG CHUỒNG TRẠI, TÌNH HÌNH PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH VÀ MẠNG LƯỚI THÚ Y TRONG
thú y trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ điều tra
Trong chăn nuôi bò thịt, hệ thống chuồng trại thường đơn giản hơn chăn nuôi lợn, gia cầm cũng như chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố có đóng một vai trò khá quan trọng. Chuồng trại thoáng mát, sẽ giảm stress cho bò, tạo điều kiện tối đa khả năng cho sản xuất thịt và sẽ giảm tối
thiểu các nguy cơ rủi ro về dịch bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Trong thực tế, bò thịt xuất phát từ việc tận dụng các nguồn thức ăn nên các hộ này ít đầu tư về chuồng trại, đối với các hộ chăn nuôi mang tính chất thâm canh quy mô thì 100% chuồng trại chăn nuôi bò thịt đều được xây bán dựng kiên cố với các hệ thống máng uống, máng ăn, điện nước đầy đủ và trang bị một số máy móc phục vụ chăn nuôi: máy thái cỏ. Phần lớn các hộ đều có hệ thống biogas để xử lý nước thải, phân của bò. Kết quả về hệ thống chuồng trại và các trang thiết bị sử dụng trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ điều tra được trình bày trong bảng 3.19.
Bảng 3.19. Chuồng trại và trang thiết bị trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ điều tra
Diện tích chuồng nuôi (m2/con) 5,40 5,02 5,12
Chuồng kiên cố (%) 5,00 16,00 11,11
Chuồng bán kiên cố (%) 60,00 84,00 73,33
Chuồng tạm, tận dụng (%) 35,00 - 15,56
Số lượng máy thái cỏ (chiếc/hộ) 0,10 0,64 0,40 Số liệu trình bày trong bảng 3.19 cho thấy diện tích chuồng nuôi bò trung bình là 5,12 m2/con. Diện tích này đáp ứng được yêu cầu của chăn nuôi bò thịt. Với 73,33% là chuồng trại bán kiên cố tập trung chủ yếu ở nhóm hộ chăn nuôi nuôi nhốt hoàn toàn chiếm 84% cơ cấu toàn hệ thống. Tính chung chuồng tạm, tận dụng và chuồng kiên cố là tương đương nhau chiếm hơn 10% song ở các nhóm hộ thuộc hệ thống chăn nuôi có chăn thả tỷ lệ chuồng trại tạm, tận dụng vẫn chiếm số lướng khá lớn (35%), điều này cho thấy trong các hộ này chăn nuôi tận dụng vẫn chiếm cơ cấu lớn đặc biệt là các hộ chỉ nuôi 1- 2 con cái.
chăn nuôi nhỏ lẻ tận dụng chuồng trại sãn có trong gia đình hoặc xây mới cũng đơn giản hơn nhiều hệ thống còn lại. Chuồng trại kiên cố tương đối thấp (5%) so với 16% tại hệ thống nuôi nhốt song diện tích trung bình cho một con thì lại cao hơn diện tích 1 con của hệ thống nuôi nhốt. Đó cũng thể hiện rõ mức độ đầu tư trong chăn nuôi của mỗi hệ thống. Cũng tương ứng như vậy trung bình số lượng máy thái cỏ/con tại hệ thống chăn nuôi chăn thả hầu như không có ( 0,1 máy/hộ) vì được chăn thả nhiều nên nhu cầu thức ăn phần nào giảm đi. Một phần khi chăn nuôi ít khả năng chủ động được thức ăn xanh cũng dễ dàng hơn nhiều, trong khi đó đối với hệ thống chăn nuôi nuôi nhốt 100% trung bình có 0,64 máy thái cỏ/hộ. Với trung bình trung thấp 0,40 máy/hộ thì khả năng tận dụng thức ăn thô xanh chưa được triệt để, đồng thời chế biến phụ phẩm làm thức ăn dự trữ cũng gặp khó khăn.
Phòng bệnh trong chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi nói chung có vai trò quan trọng, vệ sinh phòng bệnh được các hộ thực hiện rất tốt nhưng việc tiêm phòng vắc xin để chủ động phòng bệnh trên đàn bò chưa được các hộ chăn nuôi quan tâm. Các nông hộ chỉ thực sự quan tâm đến phòng bệnh bằng vắc xin khi dịch bệnh đang xảy ra tại địa phương hoặc các vùng lân cận. Việc tiêm phòng vắc xin phụ thuộc rất nhiều vào các đợt tiêm phòng của thú y cơ sở hoặc các chiến dịch tiêm phòng của chính quyền các cấp. Đa số các hộ đều tránh tiêm phòng vắc xin trong giai đoạn bò đang có chửa và đang trong quá trình nuôi con, vì họ cho rằng tiêm phòng vắc xin trong thời gian này bò dễ dẫn đến sảy thai và bê con không đủ sưa để bú. Thông tin về công tác phòng bệnh trên đàn bò thịt trong các hộ điều tra được trình bày trong bảng 3.20.
Bảng 3.20. Phòng bệnh trong chăn nuôi bò thịt tai các nông hộ điều tra ĐVT: % Số bò Chỉ tiêu Kết hợp nhốt và chăn thả (n=20) Chăn nuôi nhốt hoàn toàn (n=25) Tính chung (n=45)
Tiêm phòng vắcxin thường xuyên 31,82 66,67 51,18
Đôi khi tiêm phòng vắc-xin 27,12 10,42 17,84
Không tiêm phòng vắc-xin 41,06 22,91 30,98
Các loại vaccine tiêm phòng cho bò thịt rất ít chỉ có LMLM và tụ huyết trùng trâu bò mỗi năm 2 lần tuy nhiên qua điều tra, có tới 30,98% số hộ cho biết họ không sử dụng vắc xin phòng bệnh trong quá trình chăn nuôi, có 51,18% số hộ có sử dụng vắc xin định kỳ cho đàn bò và 17,84% số hộ chỉ sử dụng vắc xin cho đàn bò khi có các đợt tiêm phòng của các cấp chính quyền. Kết quả này cũng chỉ ra, các hộ chăn nuôi nuôi nhốt có tỷ lệ tiêm phòng theo định kỳ cao hơn các nhóm hộ khác (đạt 66,67% so với 31,82% ở nhóm hộ nuôi có chăn thả). Điều này cho thấy, công tác phòng bệnh trong chăn nuôi bò thịt còn hạn chế, người chăn nuôi chưa chú trọng đến khâu phòng bệnh bằng vắc xin. Trong khi đó, các thú y viên cơ sở và các đợt tiêm phòng đại trà còn mang tính cứng nhắc, chưa đáp ứng với những đòi hỏi và yêu cầu của thực tiễn.
Đối với chăn nuôi bò thịt tương đối an toàn về bệnh dịch nếu được phòng bệnh đầy đủ hai bệnh LMLM và tụ huyết trùng do đó chi phí thú y tương đối thấp, theo các hộ chăn nuôi chi phí thú y chỉ từ 0,1 – 0,3 triệu/đời bò và bò sinh sản chi phí thú y dao động từ 0,3 – 0,6 triệu đồng/lứa đẻ. Vậy nên trên địa bàn nghiên cứu rất ít các dịch vụ liên quan. Kết quả nghiên cứu về hệ thống thú y và các dịch vụ liên quan đến chăn nuôi bò thịt của xã nghiên cứu và các xã lân cận được trình bày trên bảng 3.21.
Bảng 3.21. Hệ thống thú y, dịch vụ chăn nuôi tại Lệ Chi và các xã lân cận
Stt Xã
Số lượng Thu mua, giết
mổ (điểm) Cửa hàng thú y, cám (điểm) Dẫn tinh viên (người) 1 Lệ Chi 1 1 1 2 Kim Sơn 10 5 3 Đặng Xá 1 4 Kim Lan 3 2
Nguồn: Trạm PTCN Gia Lâm, 2013
Kết quả trình bày trong bảng 3.21 cho thấy, hệ thống dịch vụ thú y, số cửa hàng thức ăn chăn nuôi, số cán bộ dẫn tinh viên và các điểm thu mua giết mổ thường tập trung tại các xã phát triển chăn nuôi bò. Tại xã Lệ Chi chỉ có 1 điểm thu mua, 1 điểm bán thức ăn cho bò và 1 dẫn tinh viên. Điểm bán thức ăn cho bò và dẫn tinh viên mới hình thành cách đây 3 năm do công gây dựng, đào tạo của trạm PTCN Gia Lâm. Dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo bò ở địa phương không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các nông hộ tại các xã này mà còn phục vụ cho nhu cầu của các nông hộ ở các xã, huyện khác, kéo dài từ xã Đặng Xá đến hết huyện Thuận Thành – Bắc Ninh. Trong toàn huyện có 9 dẫn tinh viên được dải đều các xã có chăn nuôi bò phát triển đồng thời đều nhận nguồn tinh bò thịt chất lượng cao từ Trạm PTCN Gia Lâm.
Bên cạnh đó, mạng lưới thu mua, giết thịt cũng rất phát triển với số lượng tới 20 điểm thu mua thì có đến 13 điểm chuyên giết mổ đặc biệt là xã Kim Sơn giáp ranh với xã nghiên cứu có 10 điểm chuyên giết mổ từ 1- 5 con/ngày. Tuy nhiên có những lò mổ với công suất khá lớn đạt tới 20 con/ngày.