Tình hình chăn nuôi bò thịt tại xã Lệ Chi

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 51 - 57)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Tình hình chăn nuôi bò thịt tại xã Lệ Chi

3.2.2.1. Đặc điểm chung của các nông hộ chăn nuôi bò thịt tại xã Lệ Chi

Chăn nuôi bò thịt được xem là ngành chăn nuôi đòi hỏi ít sự đầu tư về vốn, nguồn nhân lực hay các nguồn lực khác của nông hộ. Loại hình chăn nuôi này tận dụng thời gian nhàn rỗi, phụ phẩm nông nghiệp song nó cũng đòi

hỏi phải tuân thủ một số quy trình kỹ thuật như: Chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò ở từng lứa tuổi, từng giai đoạn khác nhau, thời gian vỗ béo… Ngoài ra, chăn nuôi bò thịt cũng cần gắn với thị trường tiêu thụ và để có thể chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao điều đầu tiên là người chăn nuôi phải được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản. Trong qua trình nghiên cứu, thông tin về đặc điểm chung của các nông hộ chăn nuôi bò thịt đã được thu thập và trình bày trên bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Kết hợp nhốt và chăn thả (n=20) Nuôi nhốt hoàn toàn (n=25) Tính chung (n=45) Tuổi chủ hộ (tuổi) 49,55 44,48 47,02

Số năm đi học (năm) 6,0 8,96 7,48

Nhân khẩu (người/hộ) 4,35 4,92 4,64

Lao động (người/hộ) 3,85 3,96 3,91

Đất thổ cư, vườn(m²/hộ) 444,75 433,6 439,18

Đất nông nghiệp (m²/hộ) 2.130,5 3.250,56 2.690,53

Đất trồng cỏ (m²/hộ) 197,0 681,4 439,2

Quy mô chăn nuôi (bò/hộ) 3,4 8,0 5,7

Qua bảng 3.6 cho thấy, tính chung ở cả hai nhóm nghiên cứu, trung bình tuổi của chủ hộ đều ở độ tuổi trung niên (47,02 tuổi). Trong đó, tuổi trung bình của các hộ chăn nuôi có chăn thả cao hơn một chút so với hộ nuôi nhốt. Tuổi trung bình của chủ hộ chăn nuôi có chăn thả là 44,48 tuổi so với 49,55 tuổi ở nhóm hộ chăn nuôi nuôi nhốt hoàn toàn. Điều này cho thấy, các hộ này đều có nguồn lực lao động chính là vợ hoặc chồng và nhu cầu sản xuất mang lại giá trị thu nhập là vấn đề quan trọng trong gia đình.

Số năm đi học của nhóm chủ hộ chăn nuôi có chăn thả là 6,0 năm và năm các hộ nuôi nhốt là 8,96 năm. Như vậy số năm đi học của các chủ hộ có sự khác biệt giữa hai hệ thống chăn nuôi này.

Số nhân khẩu của các nông hộ là khá cao nhưng phù hợp với cơ cấu nhân khẩu của các hộ nông nghiệp trong huyện. Trung bình mỗi hộ có 4,64 khẩu với 3,91 lao động. Trong đó, nhóm hộ chăn nuôi nuôi nhốt hoàn toàn có số nhân khẩu con hơn nhóm hộ chăn nuôi có chăn thả (4,35 khẩu so với 4,92 ở nhóm hộ chăn nuôi chăn thả).

Điều đặc biệt là các hộ chăn nuôi chăn thả có nguồn lực đất đai/đầu bò rộng hơn so với các nhóm hộ chăn nuôi khác. Nhóm hộ chăn nuôi có chăn thả có tới 2.130,5 m²/hộ đất nông nghiệp song diện tích trồng cỏ lại thấp với 197,00 m²/hộ. Nhóm hộ nuôi nhốt có diện tích đất trung bình mỗi hộ là 3.250,56 m²/hộ đất nông nghiệp và diện tích đất trồng cỏ lớn hơn với 681,40 m²/hộ.

3.2.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt tại xã Lệ Chi

Chăn nuôi bò thịt được quy hoạch tập trung tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm với 1920 con chiếm 39.3% tổng đàn bò thịt trên địa bàn toàn huyện và chiếm 1,7% tổng đàn bò thịt của thành phố Hà Nội. Kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt của các nông hộ ở Xã Lệ Chi đã được tích lũy trên 20 năm (tính từ năm 1990). Với tổng số 635 hộ có chăn nuôi bò thịt thì trung bình số bò được nuôi ở mỗi hộ là 3,02 con. Quy mô chăn nuôi bò lớn nhất là tại thôn Chi Đông với số lượng bò trung bình là 4,34 con/hộ. Cơ cấu đàn bò thịt ở các độ tuổi khác nhau được trình bày cụ thể ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Cơ cấu đàn bò thịt tại xã Lệ Chi

Tiêu chí Số con Tỷ lệ %

Bò sinh sản 367 19,1

Bê < 6 tháng tuổi 183 9,5

Bò bê các loại 1370 71,4

Tổng đàn 1920 100,0

Nguồn: Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2013

chủ động của người chăn nuôi, cũng cần kể đến các chính sách hỗ trợ có hiệu quả của thành phố Hà Nội. Thành phố đã có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi bò thịt như xây dựng trạm PTCN tại Gia Lâm. Trạm có chức năng cung ứng vật tư, tư vấn kỹ thuật, điều trị thú y, lai tạo giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt bò, hỗ trợ xây mới, sửa chữa chuồng trại… nhằm thúc đẩy chăn nuôi bò thịt trên địa bàn thành phố phát triển bền vững hiệu quả.

Như vậy, tại huyện Gia Lâm nói chung và xã Lệ Chi nói riêng đã dần hình thành mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt tập trung.

Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi bò thịt ở xã Lệ Chi là khá nhỏ, mang tính sử dụng tối đa nguồn nhân lực và tiềm năng sẵn có trong hộ gia đình. Trong đó, quy mô chăn nuôi từ 1 đến 3 con gồm cả bò và bê chiếm 57,56% số hộ, quy mô chăn nuôi từ 4 đến 7 con chiếm 29,94% số hộ và quy mô chăn nuôi từ trên 8 con/hộ, chỉ chiếm khá nhỏ là 12,50% số hộ có chăn nuôi bò thịt. Trong các hộ này, tỉ lệ bò cái sinh sản chiếm 54%. Do vậy, đây là nguồn cung ứng con giống chất lượng tốt trên địa phương rất lớn.

Trong nghiên cứu này, số lượng mẫu điều tra, theo dõi được lấy theo sự đa dạng của các hình thức chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, trong đó số hộ có quy mô chăn nuôi trên 10 con/hộ chiếm tỉ lệ rất thấp. Đa số các hộ này có số lượng bò sinh sản cũng rất thấp, dao động từ 1 đến 2 con, đại đa phần là chăn nuôi bò thịt. Giá bò thịt, bê thịt đang có lợi cho người chăn nuôi, do vậy họ đều muốn giữ lại bê nhằm phát triển quy mô chăn nuôi trong những năm tới.

Việc lấy mẫu trong các nông hộ tại xã nghiên cứu được phân thành 2 loại hộ theo cách thức chăn nuôi khác nhau. Thứ nhất là các nông hộ chăn nuôi có kết hợp chăn thả thường là các hộ có quy mô nhỏ, có số lượng bò thịt tổng đàn từ 1 đến 3 con/hộ. Đây là hình thức chăn nuôi phổ biến ở xã nghiên cứu nhưng đây cũng là các hộ có tiềm lực chăn nuôi hạn chế hoặc mới gây dựng đàn bò. Trong tương lai gần, các hộ này chưa có đủ điều kiện để mở rộng sản xuất, do bị hạn chế bởi kỹ thuật và nguồn lực đầu tư. Tiếp đến là các

nông hộ chăn nuôi áp dụng hình thức nuôi nhốt hoàn toàn, quy mô các hộ này trung bình từ 5 con trở lên và các hộ chăn nuôi quy mô lớn chiếm tỷ lệ lớn. Đây là các nông hộ có thu nhập cao và ổn định từ chăn nuôi bò thịt, trong những năm tới, các hộ này có nhiều khả năng sẽ tăng quy mô chăn nuôi của gia đình lên cao hơn. Các nông hộ này có tiềm lực cao về kinh tế, khoa học kỹ thuật với diện tích nông nghiệp thấp hơn và thường phải thuê thêm đất trồng cỏ hoặc sử dụng thức ăn thô bằng các nguồn khác, diện tích trồng cỏ khá cao. Kết quả về quy mô đàn bò thịt tại các nông hộ theo hệ thống chăn nuôi được trình bày trên bảng 3.8.

Bảng 3.8. Quy mô chăn nuôi bò thịt tại các nông hộ nghiên cứu

Hình thức

Quy mô điều tra Tổng số

bò (con/hộ) Bò sinh sản (con/hộ Bê < 6 tháng tuổi Bò thịt ở các giai đoạn Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Kết hợp nhốt và chăn thả (n=20) 20 44,40 3,40 1,15 0,20 2,05 Tính chung 45 100,00 5,96 0,98 0,20 4,80

Kết quả trình bày trên bảng 3.8 cho thấy, tính trung bình mỗi nông hộ có khoảng 6 con bò thịt bao gồm cả bò sinh sản, bò thịt ở các giai đoạn khác nhau và bê. Quy mô chăn nuôi này là cao hơn quy mô chăn nuôi trung bình của cả thành phố với 2,74 con/hộ và cao hơn quy mô chăn nuôi trung bình của huyện Gia Lâm với 2,44 con/hộ. Hộ chăn nuôi bò có chăn thả có số bò trung bình là 3,40 con/hộ. Hộ chăn nuôi với hình thức nuôi nhốt hoàn toàn có số bò trung bình là 8 con và đây cũng là hình thức chăn nuôi của nhiều hộ chăn nuôi qua mô lớn. Tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất của các nông hộ chăn nuôi theo hình thức này là khá lớn thông qua số lượng bò thịt các giai đoạn có trong mỗi hộ, số bò thịt các loại trung bình trên hộ khá cao với 7 con/hộ. Các nông hộ chăn nuôi chăn thả chỉ có số lượng khiêm tốn là 0,20 bê/hộ và 2,07 bò thịt các giai đoạn/hộ.

Qua đó cho thấy quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, người dân nuôi bò thịt tập trung chủ yếu vào nhóm nuôi lấy thịt, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng rút ngắn thời gian khai thác sản phẩm nhằm sớm mang lại hiệu quả kinh tế. Đây là yếu tố đảm bảo có nguồn thịt bò tươi chất lượng cao và đều đặn cung cấp cho cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Quá trình phát triển theo xu hướng các hộ đang tăng dần số bò nuôi, sau khi đã đảm bảo cơ sở vật chất và tích lũy vốn để phát triển mở rộng quy mô đàn bò của gia đình.

3.2.1.3. Các hoạt động chăn nuôi khác tại các hộ điều tra

Chăn nuôi bò thịt được xem là nguồn thu nhập chính trong chăn nuôi, hoạt động kinh tế chính của các nông hộ nghiên cứu. Tuy nhiên, ngoài chăn nuôi bò thịt các nông hộ cũng kèm theo các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi khác nhằm đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp cho gia đình và một phần phục vụ cho chăn nuôi hoặc bán. Trong đó, lúa ngô và các loại rau màu thường được dùng cho nhu cầu tự tiêu thụ trong gia đình, phần dư thừa được bán và sử dụng cho chăn nuôi. Chăn nuôi lợn, gà vịt ở các hộ nhằm tận dụng

các nguồn phụ phẩm sẵn có trong gia đình. Quy mô chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác được trình bày trên bảng 3.9.

Bảng 3.9. Cơ cấu các loại vật nuôi tại các hộ điều tra

Đơn vị tính: con/hộ/năm Loài vật nuôi Kết hợp nhốt và chăn thả (n=20) Nuôi nhốt hoàn toàn ( n = 25) Tính chung (n=45) Lợn nái 0,65 0,36 0,49 Lợn thịt 7,35 4,40 5,71 Bò thịt 3,40 8,00 5,70 Gia cầm 47,00 56,00 52,00

Kết quả trình bày trên bảng 3.9 cho thấy, các loài vật nuôi chính được nuôi bao gồm lợn thịt, lợn nái, bò hướng thịt và các giống gà, vịt địa phương. Trung bình mỗi hộ có nuôi 0,49 lợn nái và 5,71 lợn thịt/năm. Số đầu lợn nuôi là khá đối lớn do một số hộ có tận dụng được nguồn thức ăn thừa từ các khu đô thị ven thành phố, trong đó, các hộ chăn nuôi kết hợp với chăn thả có số đầu lợn cao hơn (7,35 con lợn thịt và 0,65 con lợn nái/hộ/năm) so với các hộ chăn nuôi bò thịt nuôi nhốt (4,40 con lợn thịt và 0,36 con lợn nái/năm/hộ). Chăn nuôi gia cầm của các hộ là chăn nuôi tận dụng nhằm tự cung tự cấp nên số lượng trung bình chung là 52,00 con/năm/hộ.

Như vậy, các loại vật nuôi khác đóng vai trò làm tăng thu nhậpcũng như cung cấp nguồn thực phẩm cho các nông hộ. Các loại hình chăn nuôi này nhằm tận dụng các nguồn phụ phẩm có sẵn trong gia đình.

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w