NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI BÒ THỊT

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 59 - 65)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4. NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI BÒ THỊT

Năng suất chăn nuôi được xem là yếu tố quyết định tới hiệu quả chăn nuôi và tính bền vững của loại hình chăn nuôi. Trong chăn nuôi bò thịt, năng suất chăn nuôi quan trọng nhất chính là tăng trọng trong thời gian nuôi và khối lượng khi bán thịt. Trong nghiên cứu này các chỉ tiêu sản xuất thịt chính được thu thập và phân tích bao gồm các chỉ tiêu: trọng lượng giống vào, tuổi bê lúc bắt, trọng lượng khi bán thịt, thời gian nuôi…. Tuy vậy, sức sản xuất thịt nó

còn chịu rất nhiều ảnh hưởng: giống, chăm sóc nuôi dưỡng, khả năng tiêu hóa, hấp thu. Do vậy, trong phần này, năng suất chăn nuôi bò sữa được phân tích theo quy mô chăn nuôi và theo lứa đẻ của bò.

Về phẩm giống, trước đây giống bò cái tại Lệ Chi chủ yếu là bò lai Sind và một phần là bò vàng địa phương, số ít là bò lai Zebu. Từ năm 2010 về đây được sự quan tâm của thành phố, phẩm giống của đàn bò Lệ Chi nói chung và đàn bò cái nói riêng đã cải tiến nhiều. Kết quả đó được trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11: Phẩm chất giống đàn bò cái nền tại các hộ nghiên cứu (%)

Lai Brahmand 8,70 30,00 19,35

Lai Zêbu 30,43 45,00 31,71

Lai Sind 60,87 25,00 42,94

Theo bảng 3.11 trong cơ cấu giống của đàn bò cái nền bò cái lai Sind vẫn chiếm tỷ lệ trung bình chung cao hơn bò cái giống lai Zebu và cuối cùng là bò cái lai Brahmand với 42,94% so với 31,71% và 19,35%. Với đặc điểm của bò cái lai Sind chịu được kham khổ hơn, dễ nuôi tại các nông hộ đặc biệt là khả năng chủ động tìm kiếm thức ăn, còn bò lai Brahmand là bò chuyên thịt song bộ khung cao rộng, sức sinh sản khá tốt thích ứng với các nguồn tinh siêu thịt nên trong những năm gần đây giống bò này cũng được giũ lại làm giống. Tại mỗi hệ thống chăn nuôi tùy theo điều kiện áp dụng cũng như đặc tính của các hộ chăn nuôi mà tỹ lệ phẩm giống cũng khác nhau. Đối với hệ thống chăn nuôi kết hợp với chăn thả bò cái lai Sind vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao vơi 60,87 % so với bò lai Zebu là 30,43 % và bò cái lai Brahmand là 8,70%. Điều này càng thể hiện vị thế của bò cái Lai Sind trong hệ thống chăn

nuôi kết hợp với chăn thả tại Lệ Chi. Đối với hệ thống chăn nuôi nuôi nhốt thì đàn bò cái tại một số ít các hộ vẫn cho vận động trong vườn nhà hoặc một khu đất trống gần nhà nhưng hạn chế về thu nhận thức ăn thô. Tại hệ thống này bò cái lai Brahmand chiếm số lượng khá lớn với 30,00% thấp hơn bò cái lai Zebu là 15 % và cao hơn bò cái lai Sind là 5 %. Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi nhốt đã lựa chon từ tổng đàn của mình một số con cái lai Brahmand đẹp để lại làm giống.

Năng suất sinh sản của đàn bò cái được trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Năng suất sinh sản của đàn bò theo hệ thống chăn nuôi Các chỉ tiêu sinh sản Kết hợp nhốt và chăn thả (n=20) Nuôi nhốt hoàn toàn (n=25) Tính chung (n=45) Phương pháp phối giống (%) TTNT 56,52 80,00 67,44 Trực tiếp 43,48 20,00 32,56

Số lứa đẻ/năm/con ( lứa) 0,84 0,80 0,82

Thời gian mang thai (ngày) 275,20 282,85 278,76

Số bê sinh ra/năm/con (Con) 0,84 0,80 0,82

Số bê để lại nuôi sau cai sữa/hộ (con) 0,35 0,12 0,24 Số bê bán ra sau cai sữa/hộ (Con) 0,49 0,68 0,58

Qua bảng 3.12 cho thấy, tính chung, tỷ lệ phối giống bằng phương pháp thụ tinh trực tiếp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao là 43,48% xấp xỉ ½ số bò cái tham gia thụ tinh với bò đực tại địa phương và các địa phương lân cận. Tỷ lệ đó cho thấy công tác lai tạo giống bò thịt chất lượng cao chưa đạt hiệu quả cao. Tại xã Lệ Chi hiện nay còn tồn tại 4 bò đực lai Sind được 1 số nông hộ để lại làm bò đực giống, mỗi lần phối trực tiếp giá giao động từ 250.000đ – 300.000đ. Trong khi đó TTNT đưa các giống tinh bò thịt vào đồng thời được hỗ trợ 100% kể cả tinh và công phối song tỷ lệ đạt vẫn chưa được cao (67,44%), đó là do tập quán chăn nuôi của Lệ Chi, song kết quả đó cũng là một bước tiến mới của các hộ chăn nuôi so với trước năm 2010, khi đó chỉ được 10 – 15% là áp dụng hình TTNT còn lại trên địa bàn xã chủ yếu là phối trực tiếp với 14 con đực giống. TTNT tại hệ thống chăn nuôi có chăn thả tương đối thấp với 56,52 % và tại hệ thống nuôi nhốt thì đạt được 80,00% . Thời gian mang thai trung bình là 278,76 ngày. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ trung bình chung là 14,61 tháng. Tuy nhiên đối với bò cái sinh sản khi được chăn thả ra ngoài cùng bầy đàn thì khả năng động dục lại sau khi đẻ cũng như khoảng cách giữa 2 lứa đẻ sẽ nhanh hơn với trung bình là 14,28 tháng và hệ thống chăn nuôi nhốt hoàn toàn số tháng dài hơn là 15,00 tháng hoặc nói cách khác hoặc trong thời gian 1 năm bò cái sinh sản nuôi tại đây cho 0,82 lứa đẻ với trung bình cho ra 0,82 con bê. Với số bê để lại nuôi sau cai sữa trung bình chung là 0,24 con/hộ và số bê bán ra sau cai sữa là 0,58 con/hộ tính theo trung bình chung. Qua bảng 3.12 còn cho thấy sức sinh sản cũng như các chỉ tiêu về sinh sản của đàn bò nái được nuôi chăn thả tốt hơn đàn bò nái được nuôi trong các nông hộ chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt thường xuyên. Khả năng sản suất thịt theo các hệ thống chăn nuôi được thể hiện qua bảng 3.13.

Bảng 3.13. Khả năng sản xuất thịt theo hệ thống chăn nuôi

Chỉ tiêu

Kết hợp nhốt và chăn thả

(n=20) Nuôi nhốt hoàn toàn (n=25) Tính chung (n=45)

X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%)

Khối lượng bò lúc bắt đầu nuôi thịt (Kg) 131,60 ± 10,11 15,50 134,30 ± 5,39 14,39 133,80 ± 10,04 16,77

Độ tuổi bò lúc bắt đầu nuôi thịt (Tháng) 6,00 ± 0,02 2,53 5,97 ± 0,58 2,43 5,98 ± 0,52 1,07

Giá mua ( Triệu đồng/con) 14,76 ± 2,70 6,93 15,11 ± 2,27 7,79 15,07 ± 2,50 10,21

Thời gian nuôi (Tháng) 13,60, ± 0,33 8,91 13,84 ± 0,54 7,34 13,81 ± 1,43 9,23

Khối lượng xuất bán (kg) 361,90 ± 9,02 18,75 372,50 ± 8,44 16,54 370,50 ± 10,01 5,71

Giá bán ( Triệu đồng/con) 32,57 ± 2,71 16,20 33,53 ± 2,5 14,10 33,35 ± 3,76 16,50

Qua bảng 3.13 cho thấy trung bình chung đầu vào của các nông hộ là bê thịt 5,98 tháng tuổi với thể trọng là 133,80 kg với hệ số biến động Cv là 16,77%. Điều đó cho thấy đàn bê được nuôi tại địa phương có phẩm chất giống tương đối tốt và chủ yếu là các giống bò bê lai hướng thịt. Tuy nhiên do còn tỷ lệ phối giống bằng phương pháp trực tiếp nên cho ra một số bê lai có tầm vóc và thể trọng kém hơn nên CV chung có độ giao động là 16,77%. Các bê do bố là bò đực địa phương thường tập chung chủ yếu tại các hộ chăn nuôi có kết hợp với chăn thả và ngược lại ở hệ thống chăn nuôi nuôi nhốt 100% thì đàn bê chủ yếu được sinh ra từ phương pháp TTNT nên thể trọng bê lúc 5,97 tháng tuổi đạt 134,30 kg và hệ số biến động Cv là 14,39%.

Đối với giá bán bê cũng như giá bán bò thịt giữa hai hệ thống không có sự sai khác nhiều do cách định giá truyền thống là quan sát đánh giá theo sự cảm nhận của lái buôn là cách định giá truyền thống là quan sát đánh giá theo sự cảm nhận của lái buôn cũng như sự thỏa thuận của chủ hộ. Tính chung giá bê lai hướng thịt lúc đạt sấp sỉ 6 tháng tuổi với trọng lượng 135 kg thì mức giá có giao động từ 13,5 – 17 triệu đồng/con. Trung bình chung mức giá của bê là 15,07 triệu đồng/con.

Giá bò thịt tại Lệ Chi nói riêng cũng như tại Gia Lâm nói chung được các nái buôn định giá theo phương pháp ước lượng thể trọng với giá khoảng 90.000/kg. Mức giá này có thể thay đổi lên hay xuống tùy theo thỏa thuận và ước lượng thành của con bò thịt. Giá trung bình chung của các hộ điều tra cho thấy một con bò thịt sau khi nuôi 13,81 tháng bán được 33,35 triệu đồng với hệ số biến động Cv = 16,50%. So sánh giữa hai hệ thống, qua bảng 3.13 cũng thấy được rằng ở hệ thống chăn nuôi nuôi nhốt hoàn toàn đầu vào của bê giống cao hơn đầu vào bê giống tại hệ thống chăn nuôi có chăn thả tương tương 14,76 và 15,11 triệu đồng. Độ tuổi của bê giống tương đương nhau giữa hai hệ thống chăn nuôi, ở hệ thống chăn thả 6,00 và 5,98 tháng tuổi ở hệ hệ thống nuôi nhốt hoàn toàn.

Thời gian nuôi bò thịt là khá dài ở nhóm hộ chăn nuôi nuôi nhốt hoàn toàn tới 13,84 tháng/lứa nuôi thịt so với từ 13,60 tháng/lứa nuôi thịt ở nhóm hộ chăn nuôi có kết hợp chăn thả, sự sai khác này không mang ý nghĩa thông kê với (P>0,05).

Tuổi giết thịt của đàn bò thịt tại các nhóm điều tra trung bình chung phù hợp với các báo cáo của các tác giả trước. Theo Vũ Đình Tôn và cs (2011) Khả năng sinh trưởng của bò lai Brahmand x Lai sind nuôi tại vùng bãi ven sông Hồng là 19,79 tháng tuổi. Đó là thời điểm bò đã thành thục tương đối về thể vóc. Song trong chăn nuôi gia súc hướng thịt nói chung cũng như chăn nuôi bò thịt nói riêng càng rút ngắn thời gian nuôi thì hiệu quả kinh tế càng cao. Tại các hộ gia đình điều tra đa phần thức ăn thô xanh là chưa được đáp ứng đầy đủ cho đàn bò, thức ăn tinh cũng tập chung chủ yếu vào các tháng vỗ béo về sau nên một phần tốc độ sinh trưởng của đàn bò kém hơn và thời gian giết thịt cũng dài hơn.

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w