Tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 45 - 51)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Gia Lâm

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều hộ gia đình và tạo ra nhiều sản

phẩm có giá dinh dưỡng cao như: thịt, trứng, sữa... Xu hướng tiêu dùng có tính quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi càng tăng lên cả về mặt số lượng, chủng loại cũng như chất lượng. Chăn nuôi không những phục vụ nhu cầu sản phẩm tươi mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến phát triển. Việc phát triển chăn nuôi sẽ có tác dụng xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp cân đối và bền vững. Qua thực tế điều tra, ngành chăn nuôi của huyện Gia Lâm đã và đang từng bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng các yêu cầu trên. Các số liệu về số lượng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn huyện từ năm 2010 đến năm 2012 được trình bày ở bảng bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của Gia Lâm (2010 - 2012)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng (con) Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số

lượng Cơ cấu

(%) (con) (con) Đàn trâu, bò 8322 100,00 8455 100,00 8968 100,00 Bò sữa 3380 40,62 3479 41,15 3910 43,60 Bò thịt 4712 56,62 4773 56,45 4884 54,46 Đàn trâu 230 2,76 203 2,4 174 1,94 Đàn lợn 46222 100,00 43483 100,00 44012 100,00 Lợn nái 3401 7,36 3327 7,65 3348 7,60 Lợn đực giống 67 0,14 53 0,12 50 0,12 Lợn thịt 42754 92,50 40103 92,23 40614 92,28 Đàn gia cầm (1.000 con) 190,344 - 189,230 - 163,177 -

Nguồn: Trạm PTCN huyện Gia Lâm, 2013

Số lượng đàn gia súc, gia cầm của Gia Lâm giai đoạn 2010 - 2012 có có sự thay đổi về số lượng qua các năm. Trong đó, quy mô đàn bò, đàn lợn có xu hướng tăng nhưng đàn trâu và gia cầm lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2010, đàn trâu là 230 con nhưng năm 2012, số lượng đàn trâu còn 174 con, tương ứng giảm 24,35% từ năm 2010 đến năm 2012. Thực tế, chăn nuôi trâu chủ yếu vỗ béo bán thịt. Tuy nhiên, chăn nuôi trâu hiện không mang lại hiệu

quả kinh tế cao như chăn nuôi bò sữa và bò thịt, vì chăn nuôi trâu đòi hỏi thời gian nuôi dài ngày và nhu cầu diện tích chăn thả cao, trong khi chăn nuôi bò thịt không đòi hỏi nhiều như trâu, năng suất sinh sản lại khá cao. Chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi bò thịt những năm vừa qua mang lại thu nhập cao, ổn định nên xu hướng các hộ chuyển sang chăn nuôi bò sữa và bò thịt.

Ngoài thế mạnh chăn nuôi bò thịt, huyện Gia Lâm còn được xem là vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của Hà Nội nên đàn bò sữa ở đây đã được đầu tư phát triển khá mạnh với tốc độ tăng đàn bò sữa khá cao trong ba năm vừa qua đạt 13,55%. Năm 2011, tăng 2,85% số đầu con so với năm 2010. Năm 2012, tốc độ tăng đàn đạt 11,03%. Năm 2010, đàn bò sữa của huyện là 3.380 con, năm 2011 là 3.479 con và năm 2012 là 3.910 con.

Đàn bò thịt có xu hướng tăng nhẹ do hiệu quả chăn nuôi bò thịt thấp hơn chăn nuôi bò sữa trong những năm vừa qua, đồng thời tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho các xã chăn nuôi bò thịt giảm xuống nhanh hơn. Năm 2011, tăng 1,29 % số đầu con so với năm 2010. Năm 2012, tốc độ tăng đàn ở mức 2,33% tương đối ổn định về số lượng và tập trung nhiều tại các xã: Văn Đức, Kim Sơn và đặc biệt là ở Lệ Chi với 1.920 con chiếm 39,31% tổng đàn. Năm 2010, đàn bò thịt của huyện là 4.712 con, năm 2011 là 4.773 con và năm 2012 là 4.884 con. Bên cạnh đó, đàn bò thịt của huyện đã và đang được cải thiện nhiều về phẩm giống với sản lượng và chất lượng thịt tốt hơn các giống cũ. Sự thay đổi về số lượng đàn bò thịt của huyện qua một số năm được thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1. Số lượng bò thịt huyện Gia Lâm giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn: Trạm PTCN huyện Gia Lâm, 2013

Trong những năm tiếp theo, xu hướng chăn nuôi bò thịt được dự báo sẽ phát triển do giá bò thịt ổn định ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng thịt chất lượng của người dân đang tăng lên. Hiện nay, thành phố đang đầu tư và xúc tiến chương trình thương mại hóa, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt bò Hà Nội tập trung vào huyện Gia Lâm.

Giá thịt lợn ổn định ở mức độ thấp trong giai đoạn 2010 - 2012, điều này đã làm cho ngành chăn nuôi lợn của huyện không phát triển được, số lượng đàn lợn đã giảm nhẹ trong các năm. Trong cơ cấu đàn lợn, đàn lợn nái chiếm từ 7 – 8 % tổng đàn lợn, đàn lợn thịt chiếm tỉ lệ khoảng 92% số đầu con. Tính chung cả đàn lợn của huyện Gia Lâm có độ ổn định trong ba năm vừa qua. Trong đó, năm 2011 giảm 5,93% so với năm 2010 về đầu con và năm 2012 tăng 1,22% về đầu con so với năm 2011. Điều này cho thấy rõ chăn nuôi đầu ra bấp bênh rất khó để duy trì và phát triển.

Đàn gia cầm của huyện chủ yếu là gà, ngan, vịt với các quy mô chăn nuôi tận dụng và chăn nuôi công nghiệp. Dịch cúm gia cầm hiện vẫn là nguy cơ tiềm ẩn với ngành chăn nuôi gia cầm tại huyện, năm 2008 nhiều hộ nông dân chăn nuôi gà bị dịch, bệnh, làm gà bị chết nhiều. Do vậy, quy mô đàn gà

có nhiều biến động và phát triển không ổn định trong những năm từ 2005 đến 2008. Sau nhiều chiến dịch tiêm phòng vắc xin và các biện pháp tuyên truyền của nhà nước về chăn nuôi an toàn, hiệu quả, bền vững, đàn gia cầm của huyện đã dần được khôi phục. Tốc độ phát triển của đàn gia cầm giai đoạn 2010 - 2013 giảm 26,16%. Trong đó năm, 2011 đàn gia cầm đạt 189,230 ngàn con, giảm 23,97% so với năm 2010. Năm 2012, đàn gia cầm toàn huyện đạt 163,177 ngàn con, giảm 13,77% so với năm 2011. Đàn gia cầm của huyện được chăn nuôi chủ yếu tại các xã: Yên Thường, Đình Xuyên, Phú Thị…

Cơ cấu các loại vật nuôi và sự phân bố của chúng trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện qua bảng 3.5

Trong các loại vật nuôi, chăn nuôi bò thịt ở Gia Lâm được xem là có thời gian tích lũy phát triển khá dài so với các địa phương khác ở miền Bắc. Từ năm 1990, nhiều hộ đã phát triển chăn nuôi bò thịt mang tính thâm canh hàng hóa. Song, ngành chăn nuôi này cũng phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn trước những năm 2000, đàn bò thịt phát triển chậm, có thời gian nhiều nông hộ phải bán bò vì giá bò bán ra quá thấp. Chính vì vậy phát triển chăn nuôi bò thịt chỉ giới hạn tại một số xã có tận dụng được các sản phẩm phụ trong nông nghiệp và ít chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa

Chăn nuôi bò thịt ở đây bắt đầu có bước ngoặt quan trọng từ sau năm 2000 trở lại đây với các chủ trương phát triển chăn nuôi bò thịt của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương. Ngoài ra, giá bò thịt cũng được tăng lên liên tục. Ủy ban nhân tỉnh thành phố Hà Nội đã hỗ trợ 100% tinh, vật tư thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sinh sản lai Sind và bò lai Zebu phối tinh nhân tạo với các nguồn tinh bò thịt như: Brahmand, Droughtmaster….Những chính sách vĩ mô kết hợp với chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao đã thúc đẩy người nông dân từng bước nâng cao kỹ thuật, cơ sở vật chất chăn nuôi đáp ứng với nhu cầu thực tiễn phát triển. Do vậy, giai đoạn từ năm 2003 đến 2005, được xem là giai đoạn có tốc độ phát triển nhanh về số lượng đàn bò thịt trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Bảng 3.5 Sự phân bổ đàn vật nuôi huyện Gia Lâm 1 Yên Viên 17 11 339 795 2 Dương Hà 401 14 2,800 2,100 3 Yên Thường - 75 3,320 53,000 4 Đình Xuyên 5 16 821 10,367 5 Ninh Hiệp - 14 471 4,785 6 Phù Đổng 2,039 153 3,445 30,155 7 TT Yên Viên 12 4 104 225 8 Kim Sơn 6 235 2.501 7.500 9 Lệ Chi - 1.920 2.758 5.200 10 Phú Thị 163 133 564 4.070 11 Dương Quang 24 147 2.703 970 12 Dương Xá 27 25 1.493 800 13 Đặng Xá 168 84 1.745 450 14 Cổ Bi 18 9 878 800 15 Trung Mầu 309 204 2.750 5.200 16 Văn Đức 12 1.601 10.000 3.000 17 Đông Dư - 13 850 100 18 Kiêu Kỵ - 12 1.100 360 19 Đa Tốn - 40 1.400 8.000 20 TT Trâu Quỳ - 29 1.600 8.750 21 Kim Lan - 145 2.220 2.500 22 Bát Tràng - - 108 510 Tổng Gia Lâm 3.201 4.884 43.970 163.177

Nguồn: Trạm PTCN Gia Lâm, 6/2013

Giai đoạn từ năm 2005 - 2007, chăn nuôi bò thịt đã được phát triển mạnh và mở rộng ra tới 15 trên tổng số 22 xã trong huyện. Ở thời kỳ cao điểm, cả huyện có tới 4790 con bò thịt. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng bộc lộ những phát triển nóng về chăn nuôi bò thịt ở nhiều địa phương, tỉnh thành trong cả nước như giá bò thịt thấp hơn giá thành sản xuất do giá các nguyên liệu thức ăn tăng cao. Nhưng điều quan trọng còn do nguyên nhân phát triển quá nóng, người nông dân chưa được trang bị đầy đủ về kỹ thuật. Nhiều hộ

chăn nuôi bị lỗ hoặc không có hiệu quả như mong đợi. Trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự thoái trào chăn nuôi bò thịt giai đoạn này thì giá bò thịt được xem là nguyên nhân chính. Điều này làm cho người chăn nuôi không thể duy trì được sản xuất.

Chăn nuôi bò thịt tai huyện Gia Lâm bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững hơn từ cuối năm 2007 tới nay. Cho dù bắt đầu từ cuối năm 2007 đến năm 2010 số lượng bò thịt trong toàn huyện giảm 20%/năm song chăn nuôi bò thịt đã tạo được những vùng chăn nuôi bên vững. Mặt khác, năm 2008 Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã xây dựng và hình thành lên các vùng chăn nuôi bò thịt chuyên canh, tập trung đảm bảo các vùng chăn nuôi, các xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm trên toàn thành phố cung cấp các dịch vụ kỹ thuật đáp ứng với nhu cầu phát triển của các nông hộ. Đàn bò thịt của Gia Lâm đã dần được khôi phục và giữ ở thế ổn định. Chất lượng đàn bò được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ đàn bò lai Brahmand, Droughtmaster, BBB tăng khá cao đạt khoảng 70% tổng đàn. Nhiều con khi đến tuổi giết thịt (21-22 tháng tuổi) đạt trọng lượng trên 400kg/con.

Trong giai đoạn hiện nay ngoài các chính sách thúc đẩy của huyện Gia Lâm cũng như của UBND thành phố nhằm xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt tập trung trọng điểm tại 15 xã trên toàn thành phố, trong đó Gia Lâm có 2 xã là Lệ Chi và Văn Đức hướng tới xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bò thịt từ đó sẽ góp phần giúp cho ngành chăn nuôi bò thịt huyện Gia Lâm phát triển bền vững hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững ngành chăn nuôi bò thịt tại huyện nghiên cứu.

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w