TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 87 - 90)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.9 TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT

Khoảng thời gian trước năm 2007, giá bò thịt thấp, người chăn nuôi luôn phải tìm cách đa dạng hóa sản phẩm cuối cùng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Trong đó, một phần lớn bò thịt bị bán cho các lò mổ, một phần các nông

hộ tự chọn lọc những cá thể tốt để lại nuôi, một phần được bán cho các địa phương lân cận. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều điểm thu gom và giết mổ trâu bò. Mặt khác nguồn cung ứng bò thịt luôn thiếu song có đến 90% bò trước khi từ hộ chăn nuôi đến lò mổ phải thông qua thương lái. Điều này cho thấy sự tiếp cận của hộ chăn nuôi còn kém và làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Với sản phẩm bê sau khi cai sữa chỉ có đến 60% bê được hộ gia đình để lại nuôi còn 20% được bán sang các nông hộ và 20% bán cho lái buôn.

Tiêu thụ sản phẩm thịt bò tại xã nghiên cứu nói riêng và huyện Gia Lâm nói chung là khá đơn giản, được tổ chức từ người sản xuất (các hộ chăn nuôi bò thịt) tới các điểm thu gom (lái buôn) sau đó được vận chuyển tới các điểm giết mổ và cuối cùng được bán tới các điểm kinh doanh phân phối thịt bò (các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hay đầu ra sản phẩm) và đến người tiêu dùng cuối cùng (tác nhân tiêu dùng). Một phần rất nhỏ thịt bò được tiêu thụ tại địa phương. Trong giới hạn nghiên cứu này, việc tiêu thụ bò bê và các sản phẩm thịt bò chỉ được mô phỏng sơ lược qua các kênh tiêu thụ chính như trên sơ đồ ngành hàng bò thịt trên hình 3.3.

Hình 3.3. Kênh tiêu thụ bê giống , bò thịt tại vùng nghiên cứu

Như vậy, tiêu thụ thịt bò tại huyện Gia Lâm hiện được coi là không phức tạp qua nhiều khâu trung gian. Điều này giảm được tối thiểu các chi phí phát sinh và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi. Trong thời gian tới, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội vẫn đóng vai trò quan trọng trong khâu liên kết giữa người chăn nuôi bò thịt, lò mổ với các công ty chế biến và là trung gian đàm phán giá thu mua cũng như các điều khoản hợp đồng nông sản giữa người chăn nuôi, các điểm thu gom, các lò mổ và các doanh nghiệp chế biến sơ chế trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

Các yếu tố đầu vào khác Để lại nuôi (60%) Bán cho hộ khác (20%) Bán acho nái buôn (20%) Giống bê thịt Bò thịt đã được vỗ béo Lái buôn Điểm thu gom

Lò mổ Bán buôn,bán lẻ Người tiêu dùng Bê cai sữa khoảng 6 tháng tuổi Bò cái sinh sản

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w