3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.3. CƠ CẤU CÁC GIỐNG BÒ THỊT ĐƯỢC NUÔI TẠI NÔNG HỘ
Yếu tố giống có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và hiệu quả sản xuất. Thực tế, trước năm 2007, đàn bò thịt của Gia Lâm chủ yếu là bò địa phương và bò lai Sind có tỷ lệ thịt thấp.
Lâm, giải pháp sử dụng các giống bò chuyên thịt trên thế giới vào các tổ hợp lai để tạo ra con lai có năng suất, chất lượng thịt cao đã được áp dụng nhiều trong những năm gần đây. Những giống bò được sử dụng phổ biến là giống bò thịt Brahmand, Droughtmaster, Zebu… Trong đó, bò Brahmand và Zebu là 2 dòng bò lai hướng thịt giữa đàn bò mẹ là bò vàng Việt Nam và bò lai Sind hoặc đàn bò mẹ đã được Sind hóa với tinh bò đực Brahmand và Zebu. Thực tế, bò lai Brahmand, lai Sind cho năng suất sản xuất thịt ở mức trung bình (trung bình đạt 380kg/con 20 tháng tuổi), Ưu thế hơn cả là giống bò lai với Droughtmaster cho năng suất sản xuất thịt cao hơn (trung bình đạt trên 400kg/con 20 tháng tuổi).
Trong nghiên cứu này, các hộ đa số sử dụng bò thịt lai Brahmand và Droughtmaster. Trong quá trình phát triển, nâng cao số lượng, chất lượng đàn bò thịt. Cơ cấu các giống bò thịt tại các nông hộ điều tra được trình bày trên bảng 3.10.
Bảng 3.10. Cơ cấu giống bò thịt trong nông hộ (% số bò)
Chỉ tiêu (hộ chỉ nuôi bò) Lai Brahmand 32,40 45,00 38,70 Lai Droughtmaster 27,94 44,00 35,97 Lai Zebu 20,59 8,00 14,30 Lai Sind 19,07 3,00 11,03
Kết quả trình bày trên bảng 3.10 cho thấy, tính chung, hộ nuôi bò Lai Brahmand chiếm tỉ lệ 38,70%, hộ nuôi bò Droughtmaster chiếm 35,97% và hộ nuôi cả hai loại bò Lai Zebu và Lai Sind chiếm tỉ lệ lần lượt là 14,30% và 11,03%, hai giống này chủ yếu là bò cái sinh sản. Số lượng bò lai Brahmand được nuôi khá nhiều ở các nông hộ nuôi nhốt chiếm 45,00% toàn đàn so với 32,40% cơ cấu giống tại các hộ chăn nuôi có kết hợp chăn thả. Vì đây là các
hộ chăn nuôi nhốt đần bò tại chuồng 24/24 nên cơ cấu bò cái sinh sản ít và chiếm đa phần là bò thịt ở các giai đoạn. Tương tự như vậy giống bò lai Droughtmaster cũng được nuôi nhiều ở các nông hộ này, trung bình chiếm 44,00% so với 27,94% ở các hộ chăn nuôi kết hợp vớ chăn thả. Trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất các hộ nuôi nhốt hoàn toàn nuôi rất ít bò cái sinh sản do hạn chế về khả năng chăn thả, do đó bò cái sinh sản chiếm tỷ lệ thấp với 10% trong tổng đàn. Như vậy, xu hướng bò lai Brahmand và lai Droughtmaster sẽ được phát triển ở các hộ chăn nuôi nuôi nhốt. Bên canh đó với hệ thống chăn nuôi kết hợp với chăn thả bò cái nền lai Sind và lai Zebu vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu đàn giống của các nông hộ chăn nuôi chăn thả chiếm 39,66%. Vì, tại các hộ này chăn nuôi cái sinh sản tận dụng là chủ yếu. Mặt khác cũng tiết kiệm được chi phí nhân công, đồng thời với 2 giống này được coi là nền để cho ra con lai hướng thịt.
Mặt khác, với chính sách chung của thành phố sẽ đa dạng hóa các nguồn tinh bò thuần có tiềm năng, năng suất thịt cao cho phối giống với đàn bò cái nền hiện có trong các nông hộ chăn nuôi nhằm khai thác tối đa khả năng cải tạo, sản xuất thịt và sự thích nghi của đàn bò lai tại địa phương.
Hiện nay, ngoài hai nhóm bò thịt chủ yếu tại Lệ Chi là lai Brahmand và lai Droughtmaster đã được Trung tâm PTCN Hà Nội đưa vào thì đã có thêm nguồn giống bò thịt mới được đưa vào lai tạo, hứa hẹn cho đàn con lai với khả năng sản xuất thịt tốt hơn đàn bò lai hiện nay.