3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 16 km. Phía Bắc giáp với thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Anh, phía Tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, Phía Đông giáp huyện Thuận Thành Bắc Ninh, phía Đông Nam giáp huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên. Trên địa bàn huyện có sông Hồng làm ranh giới tiếp giáp với quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì. Sông Đuống làm ranh giới tiếp giáp với huyện Đông Anh và quận Long Biên. Ngoài ra còn có sông Cầu Bây, sông Thiên Đức, sông Bắc Hưng Hải chảy qua. Huyện bao gồm 2 thị trấn là thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên và 20 xã trải dài từ phíaTây sang phía Đông.
Huyện Gia Lâm nằm trong khu vực khí hậu Đông Bắc Bộ rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thâm canh tăng năng suất. Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng và mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40oC song có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5oC, nhiệt độ trung bình cả năm là 24oC. Độ ẩm trung bình 80 – 82%, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1660mm, nhưng phân bổ không đều, phần lớn tập trung vào tháng 8 và 9, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thường là khô hanh, hạn hán. Song với hệ thống sông ngòi dày đặc nên vấn đề nước tưới cho sản xuất nông nghiệp đã căn bản được giải quyết.
tự nhiên là 17.820,4 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 40,41% cả bên trong và ngoài đê. Đất thổ cư 2.489,42 ha chiếm 14,02% và đất sông, gò đồi là 115,83 ha chiếm 0,65%. Do đặc trưng huyện ven đô nên đất nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp là khá thấp, đạt 0,05 ha. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp là 0,23 ha. Bình quân đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp đạt 0,09 ha, kết quả được trình bày trên bảng 3.1.
Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Lâm
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 17.820,40 100,00 Đất nông nghiệp 7.201,22 40,41 Đất canh trồng ngô 1.903,00 10,67 Đất trồng hoa mầu 1.300,76 7,30 Đất trồng lúa 2.601,30 14,60 Đất đồi gò, sông hồ 115,83 0,65 Đất thổ cư 2.498,42 14,02
Đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp (ha/người) 0,05 -
Đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp (ha/hộ)
0,23 -
Đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp (ha/người) 0,09 -
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm, 2013