Nguồn thức ăn thô xanh sử dụng trong chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 70 - 72)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.5.2 Nguồn thức ăn thô xanh sử dụng trong chăn nuôi bò thịt

Lượng thức ăn tinh được tính toán cụ thể theo độ tuổi cũng như tốc độ tăng trưởng của bò. Trong khi đó thức ăn thô xanh lại khá biến động giữa các nông hộ và giữa các tháng trong năm. Thực tế, do số lượng hộ chăn nuôi lớn và sự canh tranh cao với các loại cây trồng khác nên diện tích trồng cỏ ít. Mặt khác, theo phương thức chăn nuôi trước chăn nuôi bò thịt thường mang tính tận dụng đặc biệt là ở các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ từ 1 – 3 con nên lượng thức ăn xanh thường bị thiếu trong các tháng mùa đông. Bên cạnh đó, do các xã khác trong và ngoài huyện có số lượng trâu bò không nhiều nên người dân có thể kiếm cỏ tự nhiên cho bò. Thực tế, một khó khăn lớn trong chăn nuôi bò thịt tại xã nghiên cứu là lượng thức ăn xanh khá đầy đủ trong mùa hè nhưng lại khan hiếm về mùa đông. Giai đoạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau nhiều hộ phải đi thu mua thân cây ngô sau thu bắp hoặc rơm từ các xã nhằm dự trữ, cung cấp cho các tháng mùa đông. Số liệu về các nguồn thức ăn thô xanh trong các hộ điều tra được trình bày trong bảng 3.16.

Bảng 3.16 Các nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò thịt được sử dụng tại các hộ điều tra (% tổng lượng cung cấp)

Các nguồn thức ăn thô xanh

Kết hợp nhốt và chăn thả (n=20) Nuôi nhốt hoàn toàn (n=25) Tính chung (n=45) Tự trồng 25,0 30,0 27,77 Thu mua 15,0 50,0 43,9 Kiếm cỏ 60,0 20,0 29,33

nông hộ vào các tháng mùa đông chủ yếu đối với các hộ chăn nuôi nhiều từ 4 con trở nên tập trung tại các hộ nuôi nhốt hoàn toàn. Trong đó, ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 1- 3 con lượng thức ăn xanh tự có đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu của hộ 60% là đi kiếm thêm và số ít là mua thêm thân cây ngô, cỏ tự nhiên với giá 500 – 600đ/kg. Khác với hệ thống chăn nuôi có chăn thả đối với hệ thống chăn nuôi nuôi nhốt hoàn toàn đã cung ứng được 30% nhu cầu thức ăn thô với diện tích cỏ trồng 85,17 m2/con song tỷ lệ thu mua 50% là khá cao rất khó chủ động được nguồn thức ăn. Do đó so với những năm trước nhiều hộ chăn nuôi đã bỏ ra diện tích đất để trồng thâm canh các loại cỏ có năng suất cao phục vụ cho chăn nuôi.

Bảng 3.17 . Năng suất cỏ tại các hộ điều tra

Chỉ tiêu Kết hợp nhốt và chăn thả (n=20) Nuôi nhốt hoàn toàn (n=25) Tính chung (n=45) Diện tích/con (m2) 57,94 85,17 73,07 Diện tích cỏ TB/hộ (m2) 197,00 681,40 387,31

Số lứa cắt/năm (lứa) 5,70 6,20 5,98

Năng suất cỏ (kg/lứa/ha) 32.400,00 37.125,00 35.024,94 Năng suất cỏ (kg/ha/năm) 184.680,00 230.175,00 209.449,14

Qua bảng 3.17 cho thấy diện tích cỏ dành cho một con bò thịt tại các hộ điều tra là quá thấp trung bình có 73,07 m2/con, thấp nhất là hệ thống có chăn thả là 57,94 m2/con . Điều này cho thấy, đất đai để mở rộng diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò thịt ngay cả ở xã thuần nông như Lệ Chi là rất hạn chế. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng quan trọng tới yếu tố mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa của ngành này trong tương lai nếu như xây dựng thành công chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt bò.

Giống cỏ được trồng tại xã Lệ Chi là giống cỏ voi và cỏ VA06 với năng suất trung bình trên 35 tấn/ha/lứa và bình quân 5,98 lứa/năm do đó năng suất cỏ cả năm đạt trên 200 tấn/ha cỏ cung cấp cho đàn bò. Vào mùa hè cây

cỏ phát triển tốt nên khoảng cách giữa 2 lứa cỏ là 65 – 70 ngày năng suất đạt trên 45 tấn/ha/lứa song sang đến 5 tháng mùa đông cỏ chậm phát triển khoảng cách giữa 2 lần thu hoạch là 80 – 90 ngày song cỏ chỉ đạt khoảng 19 tấn/ha/lứa. Bên cạnh đó các hộ chăn nuôi chưa chú trọng vào chăm sóc cây cỏ nên năng suất của chúng không được cao

Nhằm giải quyết những khó khăn về nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò thịt cũng như xây dụng ngành hàng chăn nuôi bò thịt tại huyện Gia Lâm, Trung tâm PTCN Hà Nội hàng năm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, sử dụng thức ăn thô xanh đã được chuyển giao và hỗ trợ vật tư đưa vào áp dụng nhằ tận dụng tối đa các sản phẩm nông nghiệp cũng như tân dụng lợi thế của địa phương. Từ đó nhiều nông hộ đã cải thiện được thức ăn cho các giai đoạn khó khăn. Trong tháng 8 đầu tháng 9 và tháng 12 hàng năm với số lượng thân cây ngô lớn các hộ chăn nuôi đã tận dụng gần như 100% làm thức ăn cho bò, trong đó 70% là ủ chua để làm thức ăn dự trữ. Rơm khô cũng được các hộ chăn nuôi tận dụng làm thức ăn dự trữ do đó trong các vụ thu hoạch lúa tại Lệ Chi rất ít rơm rạ bị đốt cháy. Ngoài các nguồn thức ăn thô xanh đó một số hộ chăn nuôi quy mô lớn đã mua thêm bã sắn để chủ động hơn nguồn thức ăn cho đàn bò của mình.

Về lượng thức ăn xanh trung bình chung là 26,49 kg/con/ngày so với nhu cầu trung bình còn khá hạn chế. Đối với nhóm hộ chăn nuôi chăn nuôi theo hệ thống có chăn thả thì mức độ thu nhận thức ăn thấp hơn mức trung bình trung là 17,33 kg/con/ngày trong khi đó hệ thống nuôi nhốt thu nhận lượng thức ăn thô xanh lớn hơn với 33,54 kg/ngày. Lượng thức ăn xanh có sự biến động thấp giữa các nhóm hộ trong hệ thống chăn nuôi.

Một phần của tài liệu hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w