Chính sách ODA của Nhật Bản

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 31 - 33)

1.5.3.1. Chính sách ƣu tiên theo khu vực địa lý

Nhật Bản và các nước đang phát triển châu Á có sự gần gũi về địa lý cũng như văn hóa, tôn giáo, phong tục. Do vậy, kể từ khi bắt đầu hoạt động cung cấp ODA cho đến đầu thập kỷ 70, châu Á luôn chiếm 90%, thậm chí có lúc là 100% lượng ODA mà Nhật Bản cung cấp. Trong đó, khu vực ASEAN chiếm từ 30 – 50%.

Khi chuyển sang giai đoạn 1977 – 1988, Nhật Bản có sự thay đổi về chính sách mở rộng sang các khu vực khác nên lượng ODA cho câu Á giảm xuống còn 65% trong năm 1988 nhưng khu vực ASEAN vẫn chiếm 30% tổng ODA dành cho châu Á.

Bước sang giai đoạn 1989 – 2002, Nhật Bản vẫn tiếp tục là nhà tài trợ số 1 thế giới về ODA. Nhật mở rộng khu vực cung cấp ODA nên tỷ lệ ODA cho châu Á còn 59% và ODA cho khu vực ASEAN có sự thay đổi về hình thức. Giai đoạn trước, ODA chủ yếu được cung cấp dưới hình thức viện trợ thì nay chuyển sang hình thức tín dụng với lãi suất thấp. Tỷ lệ ODA giảm nhưng lượng không giảm.

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn do suy thoái kéo dài, dân chúng và chính giới trong nước tiếp tục đòi hỏi cắt giảm chi tiêu ngân sách, trong đó có cả viện trợ phát triển, đảm bảo ngân sách

sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và công khai. Do đó, tổng ODA của Nhật đã giảm đi và chính phủ Nhật cũng xem xét, điều chỉnh chính sách cung cấp ODA của mình.

Nhìn chung, Nhật Bản luôn dành cho các nước đang phát triển ở ASEAN những ưu tiên trong cung cấp ODA. Theo xu thế toàn cầu hóa, để duy trì vị trí là một trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới đòi hỏi Nhật phải có một thị trường tiêu thụ ổn định. Thị trường châu Á và ASEAN nói riêng chính là mục tiêu của Nhật Bản.

1.5.3.2. Chính sách ƣu tiên theo lĩnh vực

ODA của Nhật Bản tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực như: cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, thông tin truyền thông.

Lĩnh vực nông nghiệp: Đây là ngành trụ cột ở hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là trong các nước ASEAN phần đông dân số vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực, thực phẩm ở nước tiếp nhận. Vì vậy, ODA Nhật Bản coi thúc đẩy nông nghiệp là một lĩnh vực ưu tiên quan trọng. Khoản ODA cho lĩnh vực này thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng ODA được cung cấp.

Lĩnh vực y tế: ODA thường được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại và hợp tác kĩ thuật, nhằm nâng cao sức khỏe của người dân, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp bệnh viện, cung cấp máy móc y tế hiện đại.

Lĩnh vực giáo dục: Trong lĩnh vực này, Nhật Bản thường thực hiện nhiều khoản viện trợ không hoàn lại. Đồng thời, ODA Nhật Bản được cung cấp dưới dạng hợp tác kỹ thuật để trang bị cho các trường học. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn viện trợ các tổ chức phi chính phủ của Nhật trong việc thực hiện các dự án xây dựng trường học cho các nước tiếp nhận ODA.

Lĩnh vực năng lượng: ODA của Nhật Bản thường tập trung vào quy trình công nghệ tiết kiệm năng lượng và giúp các nước nhận ODA sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Ví dụ trong năm 1993, tổng ODA cho vay dành cho năng lượng là 297,551 tỷ yên, chi cho 23 dự án của 9 nước, trong đó có Việt

Nam.

Lĩnh vực giao thông vận tải: Nhật Bản rất quan tâm đến lĩnh vực này và đã dành 20% lượng ODA cho giao thông vận tải. Phần lớn ngân sách ODA Nhật Bản dành cho giao thông vận tải là cho vay, trong đó chủ yếu là cho các nước ASEAN. Bên cạnh đó, ODA Nhật Bản còn đầu tư cho việc giúp đỡ đào tạo cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông.

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)