Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 40 - 92)

1.6.2.1. Bài học thành công

Từ thành công của một số quốc gia điển hình kể trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho những nước đi sau trong tiếp nhận viện trợ nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng như sau:

- Vốn ODA phải được quản lý tập trung và sử dụng hợp lý, có trọng

điểm theo những kế hoạch, chương trình được hoạch định một cách nghiêm túc và khoa học. Cần có chương trình quy hoạch tổng thể các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, định hướng hợp lý ODA vốn vay nên

phân bổ cho lĩnh vực nào, ODA viện trợ không hoàn lại nên dành cho khu vực nào.

- Thận trọng trong quản lý điều phối nguồn vốn ODA là điều kiện đảm

bảo cho nguồn vốn này được sử dụng đúng mục tiêu ưu tiên và đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.

- Đi đôi với việc thực hiện quản lý tập trung ở cấp vĩ mô, nhưng tiến

hành phân cấp cụ thể, chi tiết ở các công đoạn thực hiện và có cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ đến từng dự án.

- Bảo đảm tính minh bạch, công khai và khuyến khích sự tham gia của

cộng đồng vào quá trình giám sát dự án

- Hiệu quả nguồn vốn ODA sẽ gia tăng trong một môi trường thể chế

và chính sách tốt. Do vậy, ODA phải đồng hành với cải cách thể chế và chính sách của đất nước trong quá trình mở cửa và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

1.6.2.2. Bài học chƣa thành công

Qua nghiên cứu về thất bại trong sử dụng ODA của một số quốc gia trên, có thể rút ra một số nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các nước này trong thu hút và quản lý nguồn vốn ODA như sau:

- Thất bại do yếu kém trong khâu chuẩn bị, thực hiện và giám sát dự án.

- Chất lượng nguồn vốn bên ngoài nói chung và ODA nói riêng vẫn

chưa đủ mức cần thiết để nền kinh tế kém phát triển giữ nhịp độ tăng trưởng. Thiếu dự trù trước, dự trù dài hạn các luồng vốn và bảo đảm tính liên lục của chúng.

- Sự dựa dẫm thụ động vào viện trở đã dẫn đến những tình trạng như sử

dụng vượt mức, phân bổ không hiệu quả, quản lý yếu kém, thiếu sự cam kết của nơi tiếp nhận.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN TẠI TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Tổng quan về nguồn vốn ODA ở Quảng Ninh

Tính từ năm 1993 đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 58 dự án ODA, các nguồn vốn vay này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng; nâng cấp giao thông nông thôn; xây dựng công trình thủy lợi; hỗ trợ y tế tuyến cơ sở trang thiết bị, hạ tầng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh; cấp thoát nước, bảo vệ môi trường; công tác trồng và chăm sóc rừng…

Bảng 2.1: Vốn ODA vào tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1993-2013

(ĐV: triệu VNĐ)

Giai đoạn

ODA ký kết theo hiệp định ODA giải ngân

Tông số vốn ODA Viện trợ không hoàn lại Vốn vay Tổng số vốn ODA Viện trợ không hoàn lại Vốn vay 1993- 1995 35.235 20.735 14.500 - - - 1996- 2000 889.728 32.041 857.687 - - - 2001- 2005 3.463.505 69.588 3.393.917 - - - 2006- 2010 285.199 137.127 148.072 931.650 135.530 796.120 2011- 2013 395.070 4.298 390.772 267.422 33.232 234.190

Tổng số 5.067.101 263.789 4.803.312 1.199.072 168.762 1.030.310

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

Trong gần 20 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được 5.067.101 triệu VNĐ vốn ODA, trong đó vốn vay là 4.803.312 triệu VNĐ, chiếm tỷ lệ 95%, vốn viện trợ không hoàn lại là 263.789 triệu VNĐ. Tình hình thu hút ODA của tỉnh Quảng Ninh không đồng đều qua các thời kỳ:

 Giai đoạn 2001 – 2005: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn này, tỉnh Quảng Ninh thu hút lượng vốn ODA lớn nhất từ trước đến nay, chiếm 68,3% ODA thu hút được. Đây cũng là giai đoạn các nhà tài trợ Nhật Bản cung cấp vốn ODA cho Quảng Ninh trong hàng loạt dự lớn, đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác.

Có thể thống kê một loạt các dự án lớn được triển khai như: 105.147.400 USD vốn vay ODA cho dự án cầu Bãi Cháy (2001-2003), dự án cảng Cái Lân (2001-2005) với 78.287.000 USD vốn vay ODA và dự án nâng cấp quốc lộ 18A (2001-2003) với 3.044.000 USD…

 Giai đoạn 2006 – 2010:

Trong bối cảnh một số nhà tài trợ đang gặp khó khăn về kinh tế và nhu cầu về nguồn vốn này đã tăng lên mạnh mẽ từ nhiều địa phương khác nhau của Việt Nam. Do vậy, Quảng Ninh chỉ thu hút được 285199 triệu VNĐ.

Tuy nhiên, đây lại là những năm Quảng Ninh chứng kiến sự tài trợ đến từ nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới như Danida, WB, ADB, JICA, TFF… với một loạt các dự án tài trợ vào các lĩnh vực như y tế, giao thông, thủy lợi, cấp nước, lâm nghiệp… Đồng thời, giai đoạn này có sự sụt giảm đáng kể của nguồn vốn vay ODA, tăng cường nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (tập trung vào các dự án hỗ trợ kỹ thuật).

 Giai đoạn 2011-2013:

Ninh nói riêng đang chịu ảnh hưởng của sự suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên tỉnh Quảng Ninh vẫn nhận được nhiều sự ưu đãi hợp tác ODA từ các quốc gia và tổ chức xã hội. Tuy nhiên các lĩnh vực được tài trợ chủ yếu là giáo dục, y tế, môi trường và biến đổi khí hậu.

So với nhiều địa bàn khác trên cả nước, Quảng Ninh là nơi nhận được nhiều ODA và công tác vận động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn này về cơ bản là có hiệu quả. Nhiều công trình, dự án thuộc nhiều lĩnh vực đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhìn chung, dù sự đóng góp của ODA trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Quảng Ninh ở mức độ khiêm tốn (trung bình từ 3-5%, cao nhất năm 2002 là 6%), song nguồn vốn này đã góp phần mở đường cho việc xúc tiến các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh, cải thiện điều kiện sống của người dân và giúp kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững của tỉnh.

Trong bối cảnh vốn ngân sách dành cho đầu tư còn hạn hẹp, đây là nguồn vốn quý báu để đầu tư các lĩnh vực công ích, nhằm cung cấp cho người dân, nhất là người nghèo ở vùng nông thôn và thành thị các dịch vụ công thiết yếu (y tế, giáo dục, cấp nước…) với số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh.

2.1.1. Nguồn vốn ODA theo lĩnh vực

Cơ cấu nguồn vốn ODA theo các điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong thời kỳ 1993 – 2013 của tỉnh Quảng Ninh cơ bản phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA qua từng thời kỳ.

 Giai đoạn 2001-2005

Nguồn vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, y tế, dân số và phát triể giáo dục; các vấn đề xã hội

như: tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội.

Vốn ODA vay được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: phát triển nông thôn, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng, cơ sở hạ tầng xã hội (gồm các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục và đào tạo, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường).

 Giai đoạn 2005-2010

Đứng trước những thách thức về nhu cầu vốn và nguồn cung hạn chế, cùng với việc áp dụng, tiếp cận các mô hình viện trợ mới, các yêu cầu về thu hút và quản lý vốn ODA tại Quảng Ninh cũng được nâng cao mạnh mẽ hơn. Quảng Ninh định hướng trong thời kỳ này tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình, dự án ODA đã ký kết (đặc biệt là nguồn vốn của giai đoạn 2001-2005 tương đối lớn), sớm đưa các công trình vào khai thác, sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau 2010, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả.

Các lĩnh vực tập trung nguồn vốn ODA của giai đoạn này bao gồm nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực.

Bảng 2.2: Cơ cấu ODA theo lĩnh vực (1993 – 2013)

Lĩnh vực Tỉ lệ (%) Số dự án Vốn ODA (Triệu VNĐ)

Y tế, giáo dục, văn hóa 7 11 375.541

Lâm-nông-ngư nghiệp 3 5 143.186

Thủy lợi, cấp nước 12 8 587.914

Đường 9 12 433.371

Hạ tầng (cầu cảng) 53 5 2.668.951

Môi trường, biến đổi khí

hậu 12 6 601.223

Nông thôn và phát triển

doanh nghiệp 1 5 25.555 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số 58 5.067.101

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

Từ bảng cơ cấu dự án ODA theo lĩnh vực có thể thấy, tổng vốn ODA tỉnh Quảng Ninh thu hút trong các lĩnh vực giao thông vận tải, hạ tầng cầu cảng, cấp nước đô thị chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư cả thời kỳ (3.446.170 triệu VNĐ, chiếm 68%) với 22 dự án. Tỉnh Quảng Ninh đã nhận được nhiều sự ưu tiên từ chỉnh phủ Nhật Bản, WB, Hàn Quốc trong việc cung cấp ODA để đầu tư cho các lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, y tế, giáo dục và môi trường cũng là một trong những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua của tỉnh Quảng Ninh với nhiều các chương trình, dự án được ký kết.

2.1.2. Nguồn vốn ODA theo nhà tài trợ

Kể từ năm 1994, cộng đồng nhà tài trợ cho Quảng Ninh đã được mở rộng rất nhiều, bao gồm các nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Đến nay, Quảng Ninh đã nhận được nguồn vốn ODA (viện trợ không hoàn lại và vốn vay) của 21 tổ chức và chính phủ khác nhau cho tổng số 58 dự án thuộc các lĩnh vực y tế, văn hóa, phát triển doanh nghiệp, nông thôn, cấp nước, giao thông, điện lực, thủy sản, môi trường, lâm nghiệp…

Từ trước tới nay, Nhật Bản luôn là là đối tác quen thuộc và là một trong các nhà tài trợ cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Hầu hết các dự án về cơ sở hạ tầng giao thông lớn trên địa bàn

Quảng Ninh đều do Nhật Bản góp phần tài trợ vốn. Nhật Bản đã đầu tư vốn ODA cho một loạt những dự án trọng điểm của tỉnh như: thành phố Uông Bí vay vốn AOCF (Nhật Bản) 14 tỷ đồng để xây mới Nhà máy nước Đồng Mây, dự án sử dụng vốn ODA Nhật bản để Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, Dự án Cảng Cái Lân với tổng vốn đầu tư 1.409 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản, dự án cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước với tổng mức đầu tư 2.140 tỷ đồng… Năm 2011, Nhật Bản gặp sự cố về động đất sóng thần, tuy nhiên lượng vốn ODA tài trợ vào Việt Nam nói chung vẫn ổn định. Điều này phần nào thể hiện mối quan hệ tốt đẹp và sự nỗ lực cố gắng giữa hai bên trong quá trình hợp tác đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), thông qua các Bộ ngành ở Trung ương đã cung cấp cho Quảng Ninh khoản vay lớn với mức vốn ký kết là hơn 144 tỷ đồng. Lĩnh vực mà ADB tài trợ là y tế, giao thông, điện lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngân hàng thế giới WB hàng năm cũng dành sự quan tâm đáng kể cho tỉnh Quảng Ninh với dự án lớn như Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường Hạ Long – Cẩm Phả

Ngoài ra còn có các nhà tài trợ là chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ như Canada, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Quỹ Toàn cầu, FAO, KFW, OECF, OXFAM QUEBEC…

Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có thế mạnh riêng. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối tác, các điều kiện thủ tục kèm theo để có chiến lược huy động và có sự lựa chọn tối ưu là một trong các yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của các chương trình, dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Thực trạng thu hút vốn ODA Nhật Bản tại tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Tình hình thu hút vốn ODA Nhật Bản cho các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

phong phú nên Quảng Ninh sớm được các nhà đầu tư chú ý. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Quảng Ninh, Nhật Bản là quốc gia viện trợ vốn vay ODA lớn nhất với 13 dự án, tổng vốn cam kết là hơn 200 triệu USD, bao gồm: 189.535.015 USD vốn vay và 10.960.643 USD vốn viện trợ.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh theo thành phần vốn

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

Có thể thấy trong tổng vốn ODA Nhật Bản cung cấp cho Quảng Ninh, phần lớn là vốn vay, vốn viện trợ chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Điều này thể hiện chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản.

Bảng 2.3: Danh sách các dự án ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh

(ĐV: USD)

Tên chƣơng trình, dự án Tổng số Vốn vay Vốn viện trợ

Đường giao thông nông thôn 662.000 662.000

Điện sinh hoạt thành phố Hạ Long 167.000 167.000

Cấp nước sinh hoạt Móng Cái, Uông Bí, Quảng Ninh

1.320.143 1.303.000 17.143

Đường Đông Triều, Quảng Yên, Bình Liêu

832.142 832.142

Dự án trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa

Nhà máy nước Đông Triều, Quảng Hà

1.520.000 1.520.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng trường tiểu học vùng bão lụt – giai đoạn IV

5.200.000 5.200.000

Nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ Long – Cửa Ông

3.044.000 3.044.000

Dự án cảng Cái Lân 78.287.000 78.287.000

Dự án trạm bơm tưới nước Bạch Đằng, xã Phương Nam, Uông Bí

92.473 92.473

Dự án cầu Bãi Cháy 105.147.400 10.514.7400

Dự án bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long

3.428.550 3.248.550

Dự án xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương trên vịnh Hạ Long

624.950 624.950

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

Nhận thức được ưu tiên đầu tư ODA của Nhật Bản cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn này, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung dành sự ưu tiên huy động vốn cho các dự án thuộc các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (đường, cầu, cảng) bảo vệ môi trường, giáo dục, thủy lợi – cấp nước… Trong đó:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn ODA Nhật Bản theo ngành tại Quảng Ninh giai đoạn 1993 – 2013

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

Từ biểu đồ có thể thấy nguồn vốn ODA Nhật Bản phần lớn được dành cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (số vốn ODA cho lĩnh vực này là 18792542 USD, chiếm 93,67% tổng ODA Nhật Bản vào Quảng Ninh). Đây là nhu cầu cần thiết và cấp bách nhất trong bài toán về hạ tầng giao thông của tỉnh Quảng Ninh. Chính vì vậy mà đây là lĩnh vực rất được quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn vốn ODA Nhật Bản để giải quyết.

Như đã nói ở các phần trước, giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn đặc biệt trong công tác thu hút đầu tư ODA của tỉnh Quảng Ninh với lượng vốn ODA

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 40 - 92)