Các hình thức ODA Nhật Bản

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 29 - 31)

Từ trước đến nay, hoạt động cung cấp vốn ODA của Nhật Bản được thực hiện dưới 2 hình thức chủ yếu là song phương và đa phương.

1.5.2.1. ODA song phƣơng

Bao gồm các hoạt động hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ Nhật cho Chính phủ các nước tiếp nhận ODA, được chia làm 2 loại:

ODA không hoàn lại:

Mục tiêu chính ODA không hoàn lại là nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người, phát triển nguồn nhận lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hầu hết các hoạt động cung cấp ODA không hoàn lại được Chính phủ Nhật Bản thực hiện thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và gồm 2 thức là viện trợ chung và hợp tác kỹ thuật.

ODA tín dụng:

Là khoản vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản dành cho nước tiếp nhận để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. ODA tín dụng của Nhật Bản có tính chất ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài, yếu tố

không hoàn lại chiếm 50 – 65% giá trị khoản vay. Lãi suất tăng giảm tùy theo đối tượng tiếp nhận. Hiện nay, việc cung cấp tín dụng của Nhật được thực hiện thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Tín dụng ODA của Nhật Bản được chia thành 2 nhóm chính là: tín dụng dự án và tín dụng phi dự án

Tín dụng dự án gồm 3 dạng như sau:

- Tín dụng dự án thông thường: Là một dạng tín dụng ODA cơ bản,

được cung cấp với mục đích mua sắm thiết bị máy móc, xây dựng các công trình, mở các trung tâm dịch vụ tư vấn và các nhu cầu khác đối với dự án.

- Tín dụng thiết kế dự án: được cung cấp để tiến hành các dịch vụ cần

thiết trước khi thực hiện dự án, ví dụ như: công tác lập dự án, công tác chuẩn bị đấu thầu…

- Tín dụng 2 bước: Là khoản tín dụng được thực hiện qua một tổ chức

tài chính gián tiếp tại nước tiếp nhận ODA. Đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế tạo và nông nghiệp.

Tín dụng ODA phi dự án bao gồm:

- Tín dụng hàng hóa: được cấp cho các nước đang phát triển muốn

nhập khẩu hàng hóa nhưng không có tiền. Nhờ hình thức này, nước tiếp nhận ODA có thể ổn định và phát triển kinh tế trước mắt.

- Tín dụng điều chỉnh cơ cấu: được cung cấp để các nước đang phát

triển tiến hành cải cách toàn bộ nền kinh tế.

- Tín dụng ngành: là tín dụng hàng hóa hỗ trợ phát triển một ngành cụ

thể của nước tiếp nhận ODA.

1.5.2.2. ODA đa phƣơng

Là hình thức đóng góp tài chính hoặc kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản cho các tổ chức quốc tế như: UNDP. UNFPA. UNCTAD, OECD … và các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB… để nhằm mục tiêu góp phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định của các nước đang phát triển.

Đóng góp của Nhật Bản cho các tổ chức đa phương thường được thực hiện dưới dạng hợp tác kỹ thuật, còn cho các tổ chức tài chính quốc tế bằng

tài chính.

Trong các chính sách của mình, ODA của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu hỗ trợ chủ yếu:

- Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để khôi phục kinh tế

- Hỗ trợ người nghèo

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế, hoạch định

chính sách

- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng

- Hỗ trợ phát triển khu vực, trong đó có khu vực sông Mê Kông mở

rộng…

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)