Đánh giá chung về thu hút và quản lý ODA Nhật Bản tại tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 65 - 92)

Ninh

Từ việc phân tích thực trạng về nguồn vốn ODA Nhật Bản tại tỉnh Quảng Ninh, có thể rút ra được một số đánh giá như sau:

2.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc

Những kết qu ả đạt được tr ong công tác thu hút và qu ản lý sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và ODA Nh ật Bản nói riêng tại Quảng Ninh được thể hiện các mặt sau:

Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh Quảng Ninh trong công cuộc đổi mới đã tạo nên môi trường kinh tế - chính trị - xã hội thuận lợi cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

Thứ hai, nguồn vốn ODA được thu hút và quản lý sử dụng một cách tập trung làm tăng hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này. Sở KH&ĐT Quảng Ninh phối hợp với Ban Xúc tiến đầu tư của tỉnh đã phối hợp thu hút và quản lý đạt hiệu quả cao hơn đã và đang là một bước đi đúng đắn và mang lại những thành công nhất định trong công tác quản lý nguồn vốn vay ODA tại Quảng Ninh.

Thứ ba, các cấp, các ngành của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng, thấy rõ hơn những trách nhiệm trong việc vận động, quản lý điều hành các dự án ODA và thấy rõ được lợi thế của nguồn vốn này là một nguồn quan trọng trong ngân sách nhà nước. Chính vì vậy tỉnh luôn có sự quan tâm lớn về thu hút, quản lý và sử dụng ở các cấp dành cho nguồn vốn ODA.

Thứ tư, sau một thời gian tiếp xúc với các dự án ODA Nhật Bản cho đến nay các sở, ban, ngành của tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn này dần dần quen với các quy trình, thủ tục và các bước tiến hành của dự án, nhất là các BQLDA đã và đang từng bước làm chủ từng khâu công việc của quy trình

nguồn vốn ODA. Các ban quản lý dự án và các cơ quan liên quan đều báo cáo đầy đủ tiến trình thực hiện dự án hàng tháng hàng quý cho Sở KH&ĐT Quảng Ninh và UBND tỉnh Quảng Ninh.

Thứ năm, công tác quản lý dự án của các Ban quản lý đang dần đi vào nếp, chế độ báo cáo định kỳ tiến độ thức hiện dự án, báo cáo thành quyết toán tài chính dự án và báo cáo những vướng mắc của dự án đã được tiến hành như một công việc thường nhật của các cán bộ chức năng trong Ban QLDA, làm cho tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các Ban QLDA được nâng dần lên.

Thứ sáu, môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang từng bước được cải thiện, tạo ra tính chuyên nghiệp trong hoạt động quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư. Đồng thời đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, tổ chức của Nhật Bản khi quyết định đầu tư vốn vào Quảng Ninh. Hoạt động phối hợp, trao đổi và triển khai thu hút đầu tư ODA giữa tỉnh Quảng Ninh với các tổ chức của Nhật Bản rất thẳng thắn, chân thành, cùng nhau chia sẻ những bài học, kinh nghiệp quý báu trong hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển.

2.4.2. Một số hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những thành công nói trên, trong thời gian qua, công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh Quảng Ninh còn một số hạn chế như:

- Số lượng vốn ODA của tỉnh Quảng Ninh thu hút còn hạn chế so với

nhiều địa phương khác. Cụ thể như:

Biểu đồ 2.3: Số lượng vốn ODA thu hút tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội năm 2010 – 2011

(ĐV: triệu VNĐ)

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

-Tỉ lệ giải ngân vốn chưa được cao

-Một số lĩnh vực sở KH&ĐT Quảng Ninh chưa thu hút được nhiều

nguồn vốn ODA: giáo dục, năng lượng, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực con người, phát triển đầu tư, thương mại.

-Các dự án ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phần lớn là các dự án mà

cơ quan chủ quản là các bộ ngành Trung ương, trong đó tỉnh Quảng Ninh chỉ là một hợp phần hoặc một tiểu dự án. Vì vậy, vai trò và năng lực của các cán bộ tham gia dự án chưa được cải thiện, còn nhiều yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng hợp tác quốc tế. Tổ chức và quy chế hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA chưa chặt chẽ.

-Chất lượng của một số văn kiện chương trình, dự án ODA chưa đáp

ứng được yêu cầu và chưa phù hợp với những điều kiện cụ thể của nhà tài trợ và địa phương, dẫn tới tình trạng nội dung dự án phải bổ sung và điều chỉnh nhiều lần.

-Thông tin về nguồn vốn ODA và cách tiếp cận đến nguồn vốn này còn

chưa rõ ràng, khó khăn cho việc khai thác và sử dụng.

Thêm vào đó, công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản tại tỉnh Quảng Ninh còn gặp nhiều hạn chế do vướng mắc, thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

văn bản pháp quy, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chính phủ trong việc vận động, thu hút, điều phối, quản lý và sử dụng các nguồn vốn ODA, nhưng trong hệ thống văn bản pháp quy đã ban hành vẫn còn thiếu đồng bộ và còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự thiếu ăn khớp giữa các quy trình trong nước và các quy trình của nước ngoài. Đồng thời lại chưa được hướng dẫn thực hiện thống nhất cho tất cả các dự án sử dụng vốn ODA nói chung và vốn ODA Nhật Bản nói riêng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút và quản lý nguồn vốn ODA.

-Việc thực hiện chương trình, dự án ODA chậm cũng làm cho tình hình

giải ngân vốn ODA chậm được cải thiện. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng hiện nay thấp hơn tỷ lệ bình quân giải ngân nguồn vốn này trong khu vực và thế giới. Do giải ngân chậm nên hiệu quả và hiệu suất của nguồn vốn ODA đối với nhiều chương trình và dự án bị giảm sút, và trong một số trường hợp Chính phủ phải trả phí cam kết cho số vốn chưa giải ngân.

- Khâu lập kế hoạch, chuẩn bị và phê duyệt dự án chưa được coi trọng đúng mức và mất rất nhiều thời gian, như chất lượng của một số chương trình, dự án ODA Nhật Bản chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa phù hợp với những điều kiện cụ thể của tỉnh, sau khi được phê duyệt phải điều chỉnh, bổ sung quá nhiều các phần của dự án, kéo theo những thủ tục xin phép phê chuẩn điều chỉnh bổ sung và những thay đổi khác kèm theo, từ đó làm chậm tiến độ thực hiện của dự án. Việc lập kế hoach dự án không sát thực tế điều tra, khảo sát đã làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và ảnh hưởng tới quá trình thực hiện dự án.

- Việc theo dõi quá trình thực hiện dự án và giám sát chất lượng công

trình hiện còn gặp chăng hay chớ mà chủ yếu theo dõi qua báo cáo Chủ đầu tư hoặc các Ban QLDA, chứ việc thị sát trực tiếp rất hạn chế. Vì vậy mà tình trạng nắm bắt tình hình dự án của một số lãnh đạo các bộ là chưa cao.

- Khu vực tư nhân – một khu vực kinh tế năng động đang được khuyến khích tham gia các dự án ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng. Tuy

nhiên, thông tin về nguồn vốn ODA và cách tiếp cận đến nguồn vốn này còn mới, chưa rõ ràng. Thực tế đã cho thấy, hiện nay lĩnh vực tư nhân đã và đang có đủ điều kiện để tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển. Tại tỉnh Quảng Ninh, đã có doanh nghiệp, cá nhân đề xuất được hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục và điều kiện để tiếp cận nguồn vốn ODA Nhật Bản (xây dựng trường học).

- Môi trường đầu tư tại Quảng Ninh vẫn còn những thiếu sót cần được cải thiện. Đồng thời, công tác thu hút vốn ODA của Nhật Bản của tỉnh Quảng Ninh còn một số hạn chế như : chậm hoàn thành trang website xúc tiến đầu tư Quảng Ninh bằng tiếng Nhật và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật; một số nội dung tư vấn, hỗ trợ thu hút ODA của hội đồng tư vấn Nhật Bản với tỉnh Quảng Ninh chưa đạt được kết quả như Chương trình năm đề ra.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như: - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng về thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA Nhật Bản hiện rất nhiều, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ, chưa hài hòa phù hợp với các thông lệ quốc tế đã làm phát sinh những khó khăn và vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án ODA này.

Có thể thấy được trong các văn bản hướng dẫn, như trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà Việt Nam là thành viên, có quy định khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó. Hay việc xung đột giữa Luật đấu thầu trong nước với điều kiện chọn nhà thầu của nhà tài trợ, hay như việc đền bù giải phóng mặt bằng một số dự án không thể triển khai khi không thống nhất được chủ trương và giá cả đền bù vì không có các văn bản hướng dẫn cụ thể nhất quán.

- Chưa có sự tiếp cận rộng rãi nguồn vốn ODA Nhật Bản với khối tư nhân với năng lực cao và làm việc trách nhiệm để tiếp cận nguồn vốn này. Tình trạng thông tin về dự án còn chưa được công khai nên việc sai sót xảy ra thì chỉ người trong ngành mới “nắm bắt” được và tự xử lý được với nhau.

- Năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA Nhật Bản của các đơn vị đầu mối về vốn ODA tại một số Bộ, ban, ngành và của các đơn vị thực hiện dự án chưa đáp ứng được yêu cầu và thiếu tính chuyên nghiệp. Năng lực một số nhà thầu, các nhà tư vấn trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng để hỗ trợ việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA này.

- Công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình và dự án ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng, chế độ báo cáo từ cơ sở và phản hồi thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về ODA còn thực hiện chậm, chưa được thường xuyên và chủ động, chất lượng của báo cáo chưa đạt yêu cầu so với quy định.

- Không có cơ chế xử phạt đối với các trường hợp vi phạm hoạt động về giám sát, kiểm tra, đánh giá dự án ODA nên cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh gặp nhiều khó khăn khi tổng hợp số liệu báo cáo, thống kê, kiểm tra đánh giá dự án.

Mặt khác, phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại trong môi trường đầu tư ở Quảng Ninh còn do những nguyên nhân như:

-Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện: Nếu không hoàn thiện hệ thống đường

xá từ Hà Nội đến Quảng Ninh thì không thể phát huy được hết sức hấp dẫn của tỉnh Quảng Ninh. Hơn thế, sẽ có những điểm khó giới thiệu cho các tổ chức Nhật Bản muốn đến đầu tư vì khó có thể giới thiệu khi chưa có kế hoach cụ thể, chưa rõ sẽ mất bao lâu để hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở một mức nhất định nào đó.

-Trình độ của người lao động còn chưa cao, cần phải đào tạo nguồn

nhân lực để có thể bắt nhịp ngay với công việc, góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Điển hình là trong chuyến khảo sát khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, các chuyên gia Nhật Bản đánh giá là “bất an” về mức độ đào tạo nguồn nhân lực. Việc có đảm bảo được nguồn nhân lực đã được đào tạo ở một trình độ nhất định hay không là điểm vô cùng quan trọng.

- Hạ tầng sinh hoạt cho các chuyên gia Nhật như điều kiện nhà ở, khách sạn, nhà hàng… còn thiếu.

- Tính làm chủ của cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn thiếu, chưa được phát huy đầy đủ trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án mà chủ yếu còn dựa vào nhà tài trợ và các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

- Bên cạnh đó, những khó khăn trong việc tiếp nhận nguồn ODA một phần xuất phát từ bên cung cấp viện trợ. Đôi khi, Nhật Bản đặt ra quá nhiều những yêu cầu chi tiết và chuẩn mực, trong khi tỉnh Quảng Ninh còn chưa đủ kinh nghiệm tiếp nhận và kỹ thuật cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó. Một số thủ tục giải ngân dự án ODA do Nhật bản đề ra khá phức tạp, các khoản vốn ODA đầu tư có ràng buộc về mua sắm, đấu thầu, chọn tư vấn...

Đồng thời, một số dự án do nhà tài trợ Nhật Bản thiết lập chưa chưa sát với tình hình thực tiễn của tỉnh nên tỉnh mất nhiều thời gian điều chỉnh cho phù hợp hơn.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA NHẬT

BẢN TẠI TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Triển vọng, định hƣớng thu hút và quản lý vốn ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh đến năm 2020

3.1.1. Triển vọng thu hút nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh đến năm 2020 năm 2020

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, chính sách viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ có những thay đổi để phù hợp với thực tế phát triển của Việt Nam. Theo đó, tính chất, quy mô và các điều kiện cung cấp ODA cho Việt Nam sẽ có xu hướng sau:

- Một số nhà tài trợ trong đó có Nhật Bản chuyển đổi hình thức quan hệ hợp tác phát triển chính thức với Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác, như quan hệ trực tiếp giữa các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các tổ chức của hai bên.

- Chính sách viện trợ phát triển trong thời gian tới có xu hướng điều chỉnh theo chiều hướng vốn viện trợ ODA có xu hướng giảm, đồng thời vốn vay ưu đãi có chiều hướng tăng lên. Trước tình hình đó đòi hỏi Quảng Ninh phải có cách tiếp cận phù hợp để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này, nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh, đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài.

- Các cách tiếp cận và mô hình viện trợ phát triển như tiếp cận chương trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu sẽ được áp dụng nhiều hơn, phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các đối tác phát triển sẽ được đẩy mạnh.

- Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hình thức hợp tác công tư, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quá trình phát triển.

trình toàn cầu (biến đối khí hâu, nước biển dâng…), các hoạt động hợp tác khu vực trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 65 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)