1.6.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một trong các quốc gia nhận được nhiều ưu đãi trong chính sách ODA của Nhật Bản. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, lượng ODA vào Thái Lan tăng mạnh.
Biểu đồ 1.1: Vốn ODA Nhật Bản vào Thái Lan giai đoạn 1984 – 1989
(đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Japan Foreign Aid
Giai đoạn 1984 -1989, ODA của Nhật Bản cho Thái Lan tăng đều nhưng giảm phần trăm do Nhật mở rộng cung cấp ODA cho các nước ở châu Phi. Trong giai đoạn này, các nhà kinh tế Thái Lan cho rằng sở dĩ Thái Lan ngày càng nhận được nhiều ODA Nhật Bản là do hai nước có mối quan hệ thương mại phụ thuộc lẫn nhau rất lớn.
(đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Japan’s ODA report 1995
Từ năm 2002 trở lại đây, ODA Nhật Bản vào Thái Lan hướng vào các lĩnh vực như cải thiện dân sinh đô thị, phát triển nông thôn, phát triển nguồn nhân lực
Kinh nghiệm thu hút, quản lý ODA chƣa hiệu quả
Kể từ khi thay đổi chính sách kinh tế để phát triển đất nước, Thái Lan quá hăng hái sử dụng nguồn đầu tư ODA lớn mà Nhật Bản dành cho để phát triển ồ ạt các ngành công nghiệp, xuất phát tư tưởng nóng vội tiến lên công nghiệp hóa. Vì vậy, Thái Lan đã gặp không ít khó khăn do môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và dẫn đến những bệnh truyền nhiễm khó chữa.
Thái Lan và nhà tài trợ Nhật Bản đã xảy ra một số bất đồng trong quá trình thực hiện các dự án, cụ thể như:
- Phía Nhật Bản áp đặt một trong các điều kiện để đầu tư ODA cho Thái Lan là phải dùng nguyên liệu của Nhật Bản, song Thái Lan lại muốn dùng nguyên liệu của mình.
- Việc đấu thầu thực hiện các công trình luôn ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhật Bản, nảy sinh bất mãn trong các doanh nghiệp Thái Lan do cảm thấy không công bằng
Chính vì để xảy ra những mâu thuẩn này mà hiệu quả thu hút ODA của Nhật Bản ở Thái Lan đã bị giảm sút.
Kinh nghiệm thu hút và quản lý ODA có hiệu quả
ODA của Nhật Bản trong 4 nước ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Philippin,
Malaysia). Ngay từ đầu, Thái Lan đã biết xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên để
thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Những lĩnh vực được chọn để ưu tiên có cơ cấu hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh xã hội, điều kiện kinh tế của Thái Lan. Phần viện trợ không hoàn lại sử dụng vào các lĩnh vực hạ tầng xã hội hoặc những lĩnh vực có tác động lớn đến đại đa số quần chúng nhân dân. Phần viện trợ tín dụng sử dụng để đầu tư cho các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thái Lan rất chú trọng việc chuẩn bị tốt dự án xin viện trợ. Việc này giúp Thái Lan chủ động định hướng nguồn vốn vào lĩnh vực đầu tư cần ưu tiên, từ đó có kế hoạch sử dụng đúng mục đích và kế hoạch trả nợ hợp lý. Chính phủ Thái Lan thường tiến hành xem xét để xác định trước những vấn đề:
- Tính cấp thiết của dự án
- Cân nhắc nên vay nước ngoài hay huy động vốn trong nước. - Định rõ mức vốn cần vay và mức huy động trong nước. - Hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn trả trong tương lai.
Sau đó, Thái Lan mới tiến hành đàm phán với Nhật Bản ở cấp Chính phủ để lựa chọn nguồn vốn vay với mức lãi suất cũng như các điều kiện ưu đãi khác. Khi chưa có phê duyệt của Chính phủ, các chủ dự án của Thái Lan không được tùy tiện tiếp xúc với các đối tác Nhật Bản.
Cùng với đó, Thái Lan quy định rõ ràng nguyên tắc sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Các điều khoản khi sử dụng vốn vay được quy định khá chặt chẽ:
- Mỗi dự án bắt buộc phải chi về tư vấn chiếm 4-5% trị giá dự án và phải được thực hiện bởi các công ty tư vấn có trình độ, có năng lực thực sự về thiết lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, thiết kế chi tiết thực hiện dự án, mua sắm thiết bị với tính năng kỹ thuật hiện đại và giá cả hợp lý.
- Phần thi công công trình và mua sắm thiết bị phải được tiến hành đấu thầu theo nguyên tắc: nếu trong nước đủ khả năng thực hiện thì thực hiện đấu
thầu trong nước, nếu đấu thầu quốc tế phải tham khảo chi tiết về giá, tính năng kỹ thuật để chọn nhà thầu tốt nhất.
Mặt khác, một bài học thành công nổi bật của Thái Lan là qui định rõ hạn mức vay và trả nợ hàng năm. Đây là một trong những biện pháp quản lý giúp Thái Lan không bị sa lầy vào vòng nợ nần như một số quốc gia sử dụng vốn ODA Nhật Bản khác. Nhằm cân đối giữa khả năng vay nợ - trả nợ với khả năng xuất khẩu của đất nước, chính phủ Thái Lan khống chế như sau:
- Mức vay nợ không quá 10% thu ngân sách.
- Mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc 20% chi ngân sách.
1.6.1.2. Kinh nghiệm của Phillipin
Nhật Bản bắt đầu viện trợ cho Philippin bằng kế hoạch bồi thường chiến tranh từ năm 1956. Đầu thập kỷ 70, Nhật Bản bắt đầu viện trợ tín dụng cho Philippin, các dự án tín dụng tăng đều cả về số lượng và quy mô.
Biểu đồ 1.3: Vốn ODA của Nhật Bản vào Philippin giai đoạn 1972 – 1981
(ĐV: triệu USD)
Nguồn: Japan Annual report
Chuyển sang giai đoạn 1983 – 1986, viện trợ ODA Nhật Bản cho Phillipin giảm. Có một điều đặc biệt là ODA Nhật Bản cho Phillipin năm 1985 tăng từ 240 triệu USD lên 437,86 triệu USD vào năm 1985, trong khi ODA Nhật Bản dành cho Thái Lan, Indonesia, Malaysia trong thời gian này đều giảm.
Sang thập niên 90, 84% tổng ODA vào Phillipin là các khoản vay tín dụng, chỉ có 16% là viện trợ không hoàn lại. ODA Nhật Bản chiếm 38% tổng ODA cho Phillipin và từ năm 1988 – 1998, lượng ODA Nhật Bản dành cho
Phillipin là khoảng 8 tỷ USD. Cho đến nay, ODA Nhật Bản tăng đều và chiếm một phần lớn trong tổng ODA đầu tư vào Phillipin.
Kinh nghiệm thu hút và quản lý ODA chƣa hiệu quả
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Phillipin sử dụng ODA đạt hiệu quả chưa cao. Một số dự án sử dụng vốn không đúng mục đích nên vấp phải sự phản ứng của nhân dân và từ phía nhà cung cấp Nhật Bản.
Các dự án y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội chiếm tỷ lệ thấp, chưa tận dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản để phát triển lĩnh vực xã hội, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nên giáo dục kém phát triển, phần lớn dân số vẫn sống trong mức nghèo khó, tỷ lệ trẻ em tử vong cao.
Kinh nghiệm thu hút và quản lý ODA có hiệu quả
Tuy quá trình quản lý ODA của chính phủ Phillipin vẫn có những hạn chế nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục quan tâm đầu tư cho đất nước này, bởi Phillipin thực hiện khá tốt các nguồn ODA của Nhật Bản. Việc sử dụng hợp lý nguồn vốn ODA, có chiến lược thu hút nguồn vốn ODA từ những thập kỷ 80, tỷ lệ cam kết và giải ngân cũng như tỷ lệ vốn ODA không hoàn lại đạt mức cao đã góp phần làm nên thành công của Philippin trong sử dụng ODA.
1.6.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia
Từ năm 1966, Nhật Bản trở thành nhà tài trợ chính cho Indonesia. ODA của Nhật chiếm hơn 1/3 trong tổng vốn ODA đầu tư vào Indonesia. Cho đến năm 1977, Nhật trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Indonesia, điển hình như năm 1983, ODA Nhật Bản đầu tư vào Indonesia là 294,55 triệu USD, chiếm 39,2% tổng ODA của nước này.
(ĐVT: triệu USD)
Nguồn: Japan Annual Report
Bên cạnh đó, những năm 1990 – 1994, lượng ODA Nhật bản tăng đều nhưng không lớn, chủ yếu tăng ở ODA tín dụng. Từ đó đến nay, Indonesia luôn là 1 trong những nước châu Á nhận được nhiều ODA từ Nhật Bản.
Kinh nghiệm thu hút và quản lý ODA kém hiệu quả
Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực hạ tầng vẫn bị đánh giá không hiệu quả. Mặc dù chiếm phần lớn tổng vốn ODA vào Indonesia, nhưng đến nay, kết cấu hạ tầng ở Indonesia vẫn còn yếu kém mà nguyên nhân quan trọng không thể không nói tới là nạn tham nhũng hoành hành ở Indonesia. Mặt khác, Indonesia đã từng có giai đoạn phải trả giá cho những hạn chế trong nhận thức về tiếp nhận ODA, từ đó dẫn đến hai xu hướng tiêu cực:
-Indonesia đã để cho các đối tác nước ngoài, thông qua các dự án
ODA, áp đặt các điều kiện tiên quyết nhằm gián tiếp hoặc trực tiếp gây ảnh hưởng tới công việc nội bộ của quốc gia
-Chấp nhận cả những dự án ODA không có tính khả thi, dẫn đến tăng
nợ nước ngoài mà không đem lại lợi ích gì cho đất nước.
Kinh nghiệm thu hút và quản lý ODA hiệu quả
Ý thức được ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng tham nhũng đến sức thu hút ODA Nhật Bản, tháng 12/2003, Indonesia đã thành lập Uỷ ban quốc gia về chống tham nhũng, ngân sách hoạt động chủ yếu do Nhà nước cấp. Thêm vào đó, từ những năm 2000, Indonesia đã tiến hành điều chỉnh quy trình thu
hút và quản lý ODA Nhật Bản để thay đổi tình hình:
- Hàng năm các bộ, ngành chủ quản phải lập danh mục các dự án cần hỗ trợ ODA của Nhật Bản, gửi đến Bộ Kế hoạch quốc gia để tổng hợp. Bộ Kế hoạch quốc gia thường có quan điểm độc lập với bộ chủ quản, dựa trên lợi ích tổng thể của quốc gia để xem xét, thẩm định các dự án ODA. Đến nay, rất nhiều dự án bị Bộ Kế hoạch quốc gia từ chối.
-Việc thuê các luật sư giỏi để tư vấn cho Chính phủ trong quá trình
đàm phán, thu hút và sử dụng ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng, đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến ở Indonesia, nhất là đối với các dự án ODA có sử dụng vốn vay lớn.
-Chính phủ Indonesia tuyên bố nguyên tắc chỉ vay tiếp dự án mới khi
đã thực hiện xong dự án cũ, quyết tâm sử dụng thật sự hiệu quả và giải ngân đúng tiến độ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nhấn mạnh nguyên tắc, vay ODA phải đảm bảo độ an toàn cao. Đối với các dự án ODA Nhật Bản có sử dụng vốn lớn, yêu cầu phải có chuyên gia tư vấn là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án.
Indonesia có nét khác biệt so với các nước ASEAN trong thu hút và sử dụng ODA đó là tập trung vào thu hút vốn cho phát triển giáo dục là hàng đầu. Mặt khác, Indonesia ý thức được quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nhiều vốn. Vậy nên, họ không ngừng đổi mới đa dạng hóa ngành nghề, tích cực thu hút sự quan tâm chú ý của Nhật Bản để gia tăng đầu tư ODA cả về quy mô lẫn lĩnh vực cho Indonesia.
1.6.1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia khác
Trường hợp Bostwana
Phần lớn nguồn vốn ODA mà nước này nhận được, đều được đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó phần đầu tư cho giao thông chiếm tỷ trọng lớn. Chính phủ Bostwana thường chỉ chấp nhận vay đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và tìm kiếm nguồn vốn không hoàn lại cho các lĩnh vực xã hội, hỗ trợ kỹ thuật, giáo dục đào tạo,… Chính phủ cũng nỗ lực tính toán với những quan tâm của các nhà tài trợ và cố gắng đáp ứng các yêu cầu
trong quá trình thương thảo. Mặt khác, việc quản lý sử dụng nguồn vốn ODA được xác lập trên cơ sở: “Quy hoạch phát triển là nền tảng của bộ máy quản lý phát triển và là cơ sở cho việc quản lý ODA”. Đồng thời, không một dự án đầu tư nào kể cả do nước ngoài tài trợ hoặc từ nguồn ngân sách được phê duyệt nếu chính phủ không có khả năng đồng tài trợ.
Trường hợp của Dămbia
Đây là một trong những nước được coi là điển hình trong sử dụng ODA kém hiệu quả. Đây là một đất nước mà từ 1961 đến 1994 đã nhận ODA trên 2 tỷ USD và theo đánh giá của các chuyên gia thì nhẽ ra với nguồn tài trợ khổng lồ này, Dămbia có thể tạo ra được sự tăng trưởng kinh tế nhanh, đẩy thu nhập bình quân đầu người lên 20.000 USD/năm, trong khi thực tế thu nhập bình quần đầu người vẫn đứng ở mức khoảng 600 USD/năm. Lý do của thất bại này là cơ chế quản lý kém hiệu quả và nạn tham nhũng tràn lan.
Trường hợp của Cộng hòa dân chủ Cônggô
Cũng trong tình trạng tương tự Dămbia, vài thập kỷ qua, Cộng hòa dân chủ Cônggô đã tiếp nhận một khối lượng lớn ODA cả viện trợ không hoàn lại lẫn vay ưu đãi lên tới hàng chục tỷ USD, nhưng số tiền đó đã không mang lại chút tiến bộ nào trong phát triển kinh tế của quốc gia, cũng không cải thiện được đời sống của người dân.Về nguyên nhân của sự trì trệ và xuống dốc này, các chuyên gia kinh tế cho rằng về cơ bản là do cơ chế chính sách quản lý lệch lạc và tệ nạn tham nhũng hoành hành.