Tình hình thu hút vốn ODA Nhật Bản cho các dự án trên địa bàn

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 47 - 55)

Long – Cẩm Phả

Ngoài ra còn có các nhà tài trợ là chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ như Canada, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Quỹ Toàn cầu, FAO, KFW, OECF, OXFAM QUEBEC…

Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có thế mạnh riêng. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối tác, các điều kiện thủ tục kèm theo để có chiến lược huy động và có sự lựa chọn tối ưu là một trong các yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của các chương trình, dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Thực trạng thu hút vốn ODA Nhật Bản tại tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Tình hình thu hút vốn ODA Nhật Bản cho các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

phong phú nên Quảng Ninh sớm được các nhà đầu tư chú ý. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Quảng Ninh, Nhật Bản là quốc gia viện trợ vốn vay ODA lớn nhất với 13 dự án, tổng vốn cam kết là hơn 200 triệu USD, bao gồm: 189.535.015 USD vốn vay và 10.960.643 USD vốn viện trợ.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh theo thành phần vốn

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

Có thể thấy trong tổng vốn ODA Nhật Bản cung cấp cho Quảng Ninh, phần lớn là vốn vay, vốn viện trợ chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Điều này thể hiện chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản.

Bảng 2.3: Danh sách các dự án ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh

(ĐV: USD)

Tên chƣơng trình, dự án Tổng số Vốn vay Vốn viện trợ

Đường giao thông nông thôn 662.000 662.000

Điện sinh hoạt thành phố Hạ Long 167.000 167.000

Cấp nước sinh hoạt Móng Cái, Uông Bí, Quảng Ninh

1.320.143 1.303.000 17.143

Đường Đông Triều, Quảng Yên, Bình Liêu

832.142 832.142

Dự án trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa

Nhà máy nước Đông Triều, Quảng Hà

1.520.000 1.520.000

Xây dựng trường tiểu học vùng bão lụt – giai đoạn IV

5.200.000 5.200.000

Nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ Long – Cửa Ông

3.044.000 3.044.000

Dự án cảng Cái Lân 78.287.000 78.287.000

Dự án trạm bơm tưới nước Bạch Đằng, xã Phương Nam, Uông Bí

92.473 92.473

Dự án cầu Bãi Cháy 105.147.400 10.514.7400

Dự án bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long

3.428.550 3.248.550 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương trên vịnh Hạ Long

624.950 624.950

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

Nhận thức được ưu tiên đầu tư ODA của Nhật Bản cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn này, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung dành sự ưu tiên huy động vốn cho các dự án thuộc các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (đường, cầu, cảng) bảo vệ môi trường, giáo dục, thủy lợi – cấp nước… Trong đó:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn ODA Nhật Bản theo ngành tại Quảng Ninh giai đoạn 1993 – 2013

Nguồn: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

Từ biểu đồ có thể thấy nguồn vốn ODA Nhật Bản phần lớn được dành cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (số vốn ODA cho lĩnh vực này là 18792542 USD, chiếm 93,67% tổng ODA Nhật Bản vào Quảng Ninh). Đây là nhu cầu cần thiết và cấp bách nhất trong bài toán về hạ tầng giao thông của tỉnh Quảng Ninh. Chính vì vậy mà đây là lĩnh vực rất được quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn vốn ODA Nhật Bản để giải quyết.

Như đã nói ở các phần trước, giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn đặc biệt trong công tác thu hút đầu tư ODA của tỉnh Quảng Ninh với lượng vốn ODA thu hút được lớn nhất từ trước đến nay, chiếm 68.3%. Đây là giai đoạn nhà tài trợ Nhật Bản cung cấp vốn ODA cho Quảng Ninh trong các dự án lớn, góp phần xây dựng và thay đổi quan trọng với hạ tầng giao thông của tỉnh Quảng Ninh. Điển hình như các dự án:

Dự án cầu Bãi Cháy (2001-2003) với tổng số vốn vay ODA là 105147400 USD, nối hai phần của thành phố Hạ Long là Hòn Gai và Bãi Cháy qua bờ sông Cửa Lục, nơi đổ ra vịnh Hạ Long. Do điều kiện thủy văn, địa chất cùng các yếu tố kỹ thuật phức tạp, kinh phí lớn nên sau 20 năm lên kế hoạch, cầu mới được hoàn thành. Cầu có chiều dài 1106m, chiều rộng 25,3 m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ) với 5 nhịp, nhịp chính dài 435m và tải trọng loại A theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Đây là cây cầu dây văng một mặt

phẳng dây có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này và được xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có vị trí chiến lược về giao thông, kinh tế và quốc phòng. Đồng thời, cầu Bãi Cháy cũng là minh chứng điển hình cho quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và tỉnh Quảng Ninh. Cầu Bãi Cháy do Viện cầu và kết cấu Nhật bản (JBSI) thiết kế. Liên danh tư vấn giám sát do JBSI đứng đầu bao gồm: JBSI, PCI, TEDI, Hyper CDC. Toàn bộ dự án được chia làm 3 gói thầu xây lắp. 1 gói thầu về cầu chính (gói cầu BC2) do Liên doanh nhà thầu Nhật Bản Shimizu & Sumitomo Mitsui thi công. Hai gói thầu về đường dẫn lên cầu do Cienco1 – Licogi (gói thầu BC1) và liên doanh Cienco1 – Trường Sơn (BC3) thi công. Công trình đã được hoàn thành và thông xe vào ngày 2/12/2006.

Cầu Bãi Cháy được đưa vào sử dụng đã thay thế cho hoạt động của bến phà Bãi Cháy, giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân tỉnh Quảng Ninh, khách dư lịch trong và ngoài Việt Nam, góp phần giải quyết tình trạng ách tắc giao thông, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa trên tuyến QL18A và qua cửa khẩu Móng Cái. Cho đến nay, cầu Bãi Cháy không chỉ có ý nghĩa giao thông đi lại mà còn trở thành một trong những niềm tự hào của người dân tỉnh Quảng Ninh bởi kết cấu độc đáo (cầu Bãi Cháy là cây cầu có kết cấu dây một mặt phẳng đầu tiên ở Việt Nam và cũng lập kỷ lục thế giới về chiều dài nhịp chính).

Dự án cảng Cái Lân (2001-2005), tổng vốn ODA đầu tư là 78.287.000 USD. Cảng Cái Lân có luồng tàu dài 18 hải lý (17km), chiều rộng 110m; độ sâu 8,2m; thủy triều cao +3,6m, cao nhất +4,46m, đáp ứng khả năng cập tàu từ 1-5 vạn tấn và khả năng xếp dỡ hàng từ 5-8 triệu tấn/năm. Đây là cảng nước sâu đầu tiên nằm trong khu vực Đông Bắc Việt Nam.

Với công nghệ quản lý, khai thác chuyên nghiệp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, dự án Cảng Cái Lân sau khi được đầu tư xây dựng và mở rộng đã trở thành một trong những cảng nước sâu quan trọng, đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời trở thành một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, phục vụ cho công tác xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải hàng hóa, kinh

doanh kho bãi, các dịch vụ hàng hải khác, đại lý bán lẻ xăng dầu, vận tải hàng hóa thủy bộ nội địa, dịch vụ logistic của tỉnh Quảng Ninh.

Cùng với đó là trục đường chính xuyên suốt tỉnh Quảng Ninh (quốc lộ18A, đoạn Hạ Long – Cửa Ông) đã được mở rộng và xây dựng. Nhiều tuyến đường của các huyện, thành phố được nâng cấp, rải thảm nhựa, lát vỉa hè hoặc xây mới như đường giao thông huyện Đông Triều, huyện Bình Liêu, thành phố Uông Bí. Các tuyến đường này đã tạo sự thuận tiện về giao thông góp phần nâng cao cơ hội giao thương, đem lại nhiều tiện ích kinh tế. Có thể nói trong thời gian qua, các dự án ODA Nhật Bản phát huy hiệu quả đã tạo ra những chuyển biến căn bản trong lĩnh vực hạ tầng giao thông của tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, các dự án như trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm hịa, tuần hoàn tài nguyên, bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long được tổ chức JICA và Sở Tài nguyên Môi trường và các Sở, ngành hữu quan tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ, từng bước phát huy hiệu quả, góp phần vào việc bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung., phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của tỉnh. Đây cũng là định hướng của tỉnh trong thu hút và quản lý ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng.

Thêm vào đó, các lĩnh vực như cấp nước, điện sinh hoạt, xây dựng trường học, cấp nước, Quảng Ninh cũng được Nhật Bản quan tâm cung cấp ODA. Ví dụ như trong lĩnh vực cấp nước, nguồn vốn ODA Nhật Bản thu hút được vào Quảng Ninh cũng đã có những đóng góp không nhỏ với Dự án nước sạch Uông Bí, xây dựng nhà máy nước Đồng Mây từ nguồn vốn vay ODA

Nhật Bản với có công suất 3000m3/ngày đêm. Dự án đã đem đến niềm vui

cho các hộ dân sử dụng nước sạch ở thành phố điện – than này. Ngoài ra còn có các dự án cấp nước sinh hoạt cho thành phố Móng Cái, nhà máy nước Đông Triều, Quảng Hà và dự án trạm bơm nước Bạch Đằng (thành phố Uông Bí).

ODA của Chính phủ Nhật Bản gồm:

- Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ cho 7/13 dự án với tổng vốn ODA là 187,9 triệu USD, chủ yếu là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cần nguồn vốn lớn.

- Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ 2 dự án, tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, hỗ trợ kỹ thuật (nâng cao chất lượng nguồn nhân lực). Đó là: Dự án hỗ trợ kỹ thuật Bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long và Dự án Hệ thống tuần hoàn tài nguyên với tổng vốn hơn 4 triệu USD. Hiện nay, với sự tài trợ của JICA và tư vấn của các chuyên gia Nhật Bản; dự án Hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương trên vịnh Hạ Long đang được thực hiện rất hiệu quả.

Như vậy, 11/13 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nâng cao chất lượng sinh hoạt của người dân (điện sinh hoạt, trạm cấp nước Móng Cái, Uông Bí, Quảng Yên), cải thiện hệ thống giao thông tại những vùng khó khăn của tỉnh như giao thông nông thôn, Đông Triều, Quảng Yên, Bình Liêu…

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung phối hợp với Bộ KH&ĐT vận động nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản qua tổ chức JICA đối với 02 dự án:

- Dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long đã đủ điều kiện được đưa vào Danh sách ngắn của nhà tài trợ. Ngày 4/11/12013, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn 1772/TTg-QHQT về việc đưa dự án Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long vào danh mục dự án ký sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của chính phủ Nhật Bản đợt 2, tài khóa 2013.

- Dự án xây dựng cầu Vân Tiên nối Quốc lộ 4B với đoạn Quốc lộ 4B kéo dài qua Khu kinh tế Vân Đồn. Dụ án đã được Bộ KH&ĐT thông báo về danh sách dài các dự án sử dụng vốn ODA ưu đãi của chính phủ Nhật Bản thời kỳ 2013 – 2015.

Tuy nhiên bên cạnh đó, một số dự án ODA Nhật Bản trên địa bàn tỉnh vẫn gặp phải những khó khăn, vướng mắc cần phải có biện pháp xử lí và giải

quyết kịp thời, cụ thể là:

- Dự án Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2010 đến nay. Một số địa điểm dự kiến thực hiện dự án sau khi khảo sát lại có những thay đổi để phù hợp với thực tế và quy hoạch mới. Đồng thời, đến nay mặt bằng giá xây dựng đã thay đổi, lãi suất cho vay dự kiến và tỷ giá cũng thay đổi nên rất cần phải có cập nhật, điều chỉnh lại dự án sao cho phù hợp.

- Dự án Thiết lập hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải trên vịnh Hạ Long về bờ xử lý và xây dựng mô hình giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đang được thực hiện thì vấp phải các khó khăn đến từ thủ tục hoàn thành các khâu kiểm tra tài chính của JICA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để vận động Chính phủ Nhật Bản cấp vốn ODA cho một số dự án cụ thể, cùng với các nội dung công việc cần chuẩn bị tại Việt Nam, các dự án ODA sẽ thuận lợi hơn nếu được các doanh nghiệp tiềm năng của Nhật Bản vào nghiên cứu, đề xuất và tác động với các cơ quan chức năng của Nhật Bản. Vậy nhưng môi trường đầu tư ở Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn chưa thực sự tạo được lòng tin với các nhà đầu tư Nhật Bản.

Theo báo cáo từ một chương trình khảo sát của JETRO thực hiện từ năm 1987, việc khảo sát trong năm 2013 được thực thiện tháng 10 và tháng 11/2013 (đây là lần khảo sát thứ 27), tiến hành với 9.371 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã cho thấy những kết quả đáng lo ngại về môi trường đầu tư ở Việt Nam nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Cụ thể như:

- Việt Nam vẫn nằm trong toàn bộ 5 hạng mục được cho là rủi ro cao khi đầu tư.

- Có hơn một nửa số doanh nghiệp cho rằng “chính sách pháp luật, thủ tục hành chính, chế độ thuế, thủ tục thuế quan, chi phí nhân công tăng là vấn đề rủi ro”.

Bảng 2.4: Đánh giá rủi ro về môi trường đầu tư của Việt Nam từ các nhà đầu tư Nhật Bản

Thứ hạng

Hạng mục trả lời

Vị trí của Việt Nam (theo % đánh giá của các nhà

đầu tƣ Nhật Bản)

1 Chi phí nhân công tăng vọt Đứng thứ 5 (66,6%)

2 Thủ tục hành chính phức tạp (khả năng

được cấp phép…) Đứng thứ 3 (66,1%)

3 Chính sách của chính phủ không minh

bạch. Đứng thứ 5 (55,6%)

4 Chế độ thuế, thủ tục thuế quan phức tạp Đứng thứ 3 (65%)

5 Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện,

vận hành chưa minh bạch Đứng thứ 4 (67,6%)

Nguồn: JETRO

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 47 - 55)