Triển vọng thu hút nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh đến

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 72 - 92)

3.1.1. Triển vọng thu hút nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh đến năm 2020 năm 2020

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, chính sách viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ có những thay đổi để phù hợp với thực tế phát triển của Việt Nam. Theo đó, tính chất, quy mô và các điều kiện cung cấp ODA cho Việt Nam sẽ có xu hướng sau:

- Một số nhà tài trợ trong đó có Nhật Bản chuyển đổi hình thức quan hệ hợp tác phát triển chính thức với Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác, như quan hệ trực tiếp giữa các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các tổ chức của hai bên.

- Chính sách viện trợ phát triển trong thời gian tới có xu hướng điều chỉnh theo chiều hướng vốn viện trợ ODA có xu hướng giảm, đồng thời vốn vay ưu đãi có chiều hướng tăng lên. Trước tình hình đó đòi hỏi Quảng Ninh phải có cách tiếp cận phù hợp để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này, nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh, đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài.

- Các cách tiếp cận và mô hình viện trợ phát triển như tiếp cận chương trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu sẽ được áp dụng nhiều hơn, phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các đối tác phát triển sẽ được đẩy mạnh.

- Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hình thức hợp tác công tư, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quá trình phát triển.

trình toàn cầu (biến đối khí hâu, nước biển dâng…), các hoạt động hợp tác khu vực trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS)… Những xu thế này sẽ được Nhật Bản tăng cường và mở rộng với Việt Nam trong những năm tới.

Từ đó cho thấy, mặc dù việc thu hút và sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2015 – 2020 của Quảng Ninh có nhiều thuận lợi song cũng có nhiều thách thức. Trên cơ sở nguồn vốn ODA Nhật Bản ngày càng hạn hẹp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư của các tỉnh thành phố trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng ngày càng tăng, khả năng cân đối vốn từ ngân sách Trung ương thấp, khả năng đầu tư vốn của khu vực nước ngoài gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Thực tế đó đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh phải có sự thay đổi trong nhận thức về nguồn vốn này, áp dụng nhiều cách tiếp cận mới và tăng cường công tác tổ chức, quản lý, thực hiện vốn ODA Nhật Bản để thu hút nguồn vốn này có hiệu quả., đầu tư vào các lĩnh vực thiết yếu, cấp bách. Đồng thời đảm bảo an toàn nợ công, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước.

Tuy tỉnh Quảng Ninh vẫn còn nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư ODA Nhật Bản, nhưng trong thời gian qua đã xuất hiện những hiệu ứng tích cực. Sau Hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 2/2012 và sau các chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản năm 2012 của đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho thấy, các tổ chức đầu tư ODA Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm nhiều đến tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh có nhiều cơ sở để tin tưởng sẽ là điểm đến cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong những năm tới, đó là:

- Việc Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006) tạo nên sự tin tưởng đối với Chính phủ và các tổ chức quốc tế. Kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Quảng Ninh nói riêng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định cũng tạo nên sự tin cậy với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.

- Sự thay đổi về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của nguồn vốn ODA cũng như việc đổi mới căn bản về phương pháp xúc tiến đầu tư, thành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư (IPA)... của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.

- Sự cải thiện về môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninh như hệ thống hạ tầng giao thông đang được ưu tiên đầu tư xây dựng và hoàn thiện. Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư Nhật Bản cũng đang được xây dựng…

- Những lợi thế của Quảng Ninh mà nhiều tỉnh, thành phố khác không có được như vị trí địa lý chiến lược, có đường biên giới trên biển và đất liền với Trung Quốc, cảng biển nước sâu, nằm trong khu vực phát triển “Hai hành lang, một vành đai” là cửa ngõ của thị trường Asian - Trung Quốc; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là than đá, nguồn cung cấp điện ổn định; có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh.

- Sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Nhật Bản như Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc, Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT cũng như từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cùng các cơ quan đại diện khác của Nhật Bản như JICA, JETRO, JBAV, BTD…Đặc biệt là Quảng Ninh đã ký chương trình hợp tác với JETRO và đã thành lập hội đồng cố vấn tư vấn chiến lược cho Quảng Ninh.

- Ngày 18/01/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ký với Tổ chức xúc tiến đầu tư Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) về Chương trình phối hợp triển khai thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư của Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh trong chiến lược tổng thể dài hạn tầm nhìn 30 năm, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:

+ Thành lập Hội đồng cố vấn để tư vấn, hỗ trợ thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh và xây dựng chiến lược phù hợp nhằm thu hút đ ầu tư vào tỉnh Quảng Ninh. Trong đó các thành viên Nhật Bản gồm các chuyên gia chuyên về lĩnh vực quy hoạch khu công nghiệp; các chuyên gia phụ trách xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản; các chuyên gia tư vấn về dịch vụ logistics, chuyên gia của chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.

+ Tư vấn, hỗ trợ, tiếp cận và kết nối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam vào đầu tư tại Quảng Ninh; hỗ trợ, tư vấn chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đặc thù để kêu gọi đầu tư Nhật Bản.

+ Tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, môi trường, cơ hội đầu tư để thu hút đầu tư của Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh. Tích cực thông tin truyền thông, quảng bá hình ảnh, xây dựng uy tín của Quảng Ninh để thu hút nhà đầu tư Nhật Bản.

+ Hỗ trợ, tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ kỹ thuật tay nghề để cung cấp cho các nhà đầu tư Nhật Bản khi đầu tư vào Quảng Ninh.

Đặc biệt, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã đón tiếp nhiều đoàn chuyên gia, lãnh đạo của các tổ chức cung cấp ODA Nhật Bản sang thăm và tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cũng dẫn đầu các đoàn Thông qua các buổi tiếp và làm việc, các cấp lãnh đạo của tỉnh đã thông báo về tình hình phát triển kinh tế -xã hội, về những chủ trương và quyết tâm của Quảng Ninh trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo dựng môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng và hấp dẫn hơn để mở rộng cửa chào đón nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng, đầu tư vào Quảng Ninh. Nhờ thế, đã tạo dựng uy tín, hình ảnh và mối quan hệ tốt đẹp giữa Quảng Ninh với phía Nhật Bản, từng bước thuyết phục và thu hút nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn Quảng Ninh là nơi tiếp nhận dòng vốn ODA.

3.1.2. Định hƣớng thu hút và quản lý ODA Nhật Bản tại Quảng Ninh đến năm 2020

Nguồn vốn ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng không phải là một nguồn thu chắc chắn. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh không nên quá kì vọng vào nguồn vốn này. Vốn ODA Nhật Bản phải được nhìn nhận là một bộ phận của Ngân sách Nhà nước. Các cấp các ngành, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư

các dự án ODA Nhật Bản phải chịu trách nhiệm trước toàn dân, không chỉ với thế hệ hôm nay mà cả mai sau về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Hiệu quả quản lý vốn ODA phải được đảm bảo từ 2 phía: nhà tài trợ Nhật Bản và tỉnh Quảng Ninh. Mọi thông tin của quá trình quản lý vốn ODA Nhật Bản trong các chương trình, dự án phải rõ ràng và minh bạch, cần được cập nhật và công bố công khai một cách thường xuyên.

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh đã dự kiến nhu cầu vốn ODA là tương đối lớn (chỉ riêng giai đoạn 2013- 2015 là 43.987 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế) do hầu hết các dự án từ năm 2011 – 2013 đã được tập trung giải ngân gần hết và kết thúc dự án. Việc thu hút và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy kế hoạch phát triển đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh sẽ hợp tác chặt chẽ với nhà tài trợ Nhật Bản và dành mọi nỗ lực để phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ này.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã xác định thu hút và quản lý nguồn vốn ODA của Nhật Bản là chiến lược lâu dài và đúng đắn. Do vậy, phải đề ra những chính sách khả thi, những quyết sách mang tính đột phá và hành động kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Quảng Ninh, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Quảng Ninh cũng như mối quan hệ Quảng Ninh và Nhật Bản. Đồng thời, Quảng Ninh tập trung xây dựng, hoàn thiện danh mục các dự án và dự án tiền khả thi, ưu tiên trước mắt cho 2 lĩnh vực hạ tầng giao thông và môi trường để tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ KH&ĐT, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Văn phòng đại diện JICA tại Việt Nam… nhằm thu hút ngu ồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Đặc biệt trong giai đoạn 2014 – 2020, Quảng Ninh có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn đầu tư để tiếp tục hoàn thiện, xây dựng và phát triển. Do vậy, Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh đã rà soát, tiến hành lấy ý kiến đề xuất của các sở, ban ngành để nghiên cứu, đề xuất với tỉnh đăng ký với Bộ KH&ĐT 2 dự

án đủ điều kiện vào danh mục các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật bản giai đoạn sắp tới, bao gồm:

Dự án Bảo vệ môi trƣờng thành phố Hạ Long

- Nhà tài trợ: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA

- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

- Chủ đầu tư: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Sở KH&ĐT Quảng Ninh

+ Giai đoạn thực hiện dự án: Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long

- Thời gian dự kiến thực hiện:

+ Giai đoạn 1: thực hiện đến năm 2015 + Giai đoạn 2: thực hiện đến năm 2020

- Quy mô dự án: gồm 3 tiểu dự án

+ Tiểu Dự án Mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hạ Long – Giai đoạn đến năm 2015: Chi phí đầu tư là 38,15 triệu USD. Trong đó vốn vay ODA là 31,917 triệu USD, chiếm 83,66% tổng vốn đầu tư. Thừoi gian vay và trả nợ là 25 năm. Thời gian ân hạn là 8 năm và lãi suất vay 2%/năm. Vốn đối ứng là 6,234 triệu USD.

+ Tiểu Dự án Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố Hạ Long 0 Giai đoạn đến năm 2015: Chi phí đầu tư 64,09 triệu USD. Trong đó vốn vay ODA chiếm 86,04% tổng vốn đầu tư. Thừoi gian vay và trả nợ là 40 năm, thời gian ân hạn là 10 năm và lãi suất vay là 0,75%/năm. Vốn đối ứng là 8,945 triệu USD.

+ Tiểu Dự án Trung tâm quan trắc và thông tin môi trường vịnh Hạ Long: Chi phí đầu tư là 9,237 triệu USD. Trong đó viện trợ không hoàn lại là 7,275 triệu USD, chiếm 78,75% tổng vốn đầu tư. Vốn đối ứng là 1,962 triệu USD, chiếm 21.24% tổng vốn đầu tư.

Dự án Cầu Vân Tiên

- Cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Quảng Ninh

- Cơ quan đề xuất dự án: BQL Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh

- Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Vân Đồn và huyện Tiên Yên

- Tổng vốn đầu tư là 90 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn vay ưu đãi

76,5 triệu USD, chiếm 85% tổng vốn đầu tư. Vốn đối ứng 13,5 triệu USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. Thời gian thực hiện dự án dự kiến trong 3 năm.

Đây là 02 dự án tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo Bộ KH&ĐT trong nhiều năm để được đưa vào Danh sách ngắn.

3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng thu hút và quản lý ODA Nhật Bản tại tỉnh Quảng Ninh

Có thể nói, Quảng Ninh có những lợi thế nhất định trong thu hút nguồn vốn vốn ODA, tuy nhiên những lợi thế đó sẽ không có tác dụng nhiều nếu như không có sự quản lý nỗ lực của các cấp, ban ngành của tỉnh Quảng Ninh. Trong thời gian tới, tỉnh cần tận dụng tốt những ưu tiên mà Chính phủ và Nhà nước dành cho để có thêm nhiều dự án ODA, đặc biệt là ODA Nhật Bản hơn nữa nhằm góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần có những nhóm giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của Quảng Ninh như:

3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách và thể chế 3.2.1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý 3.2.1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý

Việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn ODA là hết sức quan trọng, tạo động lực, hành lang thuận lợi để nguồn vốn này phát huy hiệu quả. Không chỉ riêng cấp tỉnh mà các cơ quan cấp trung ương cần giải quyết các vấn đề về cơ chế chính sách, điều phối giữa các bộ, ngành ở trung ương với nhau, giữa trung ương với tỉnh, quy chế cho vay lại, các chính sách thuế… cần cụ thể hơn. Trên cơ sở những vấn đề đang tồn tại trong hệ thống văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, hướng hoàn thiện cần được tiến hành theo các giác độ sau:

nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ban ngành để hoàn thiện Dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định mới này. Ví dụ như: liên quan đến việc đảm bảo nguyên tắc cân đối các nguồn vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, bền vững và an toàn, dù đã có các quy định hướng tới việc đảm bảo cân đối nguồn này song hầu hết tất cả các quy định này (trừ điều 11 chứa quy định mang tính nguyên tắc) đều chỉ đề cập một cách gián tiếp tới trách nhiệm cân đối nguồn vốn thông qua cơ chế làm việc tập thể giữa Cơ quan quản lý nhà nước về vốn ODA, cơ quan chủ quản và nhà tài trợ (cơ chế “lấy ý

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 72 - 92)