Nguồn vốn ODA theo nhà tài trợ

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 46 - 47)

Kể từ năm 1994, cộng đồng nhà tài trợ cho Quảng Ninh đã được mở rộng rất nhiều, bao gồm các nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Đến nay, Quảng Ninh đã nhận được nguồn vốn ODA (viện trợ không hoàn lại và vốn vay) của 21 tổ chức và chính phủ khác nhau cho tổng số 58 dự án thuộc các lĩnh vực y tế, văn hóa, phát triển doanh nghiệp, nông thôn, cấp nước, giao thông, điện lực, thủy sản, môi trường, lâm nghiệp…

Từ trước tới nay, Nhật Bản luôn là là đối tác quen thuộc và là một trong các nhà tài trợ cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Hầu hết các dự án về cơ sở hạ tầng giao thông lớn trên địa bàn

Quảng Ninh đều do Nhật Bản góp phần tài trợ vốn. Nhật Bản đã đầu tư vốn ODA cho một loạt những dự án trọng điểm của tỉnh như: thành phố Uông Bí vay vốn AOCF (Nhật Bản) 14 tỷ đồng để xây mới Nhà máy nước Đồng Mây, dự án sử dụng vốn ODA Nhật bản để Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, Dự án Cảng Cái Lân với tổng vốn đầu tư 1.409 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản, dự án cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước với tổng mức đầu tư 2.140 tỷ đồng… Năm 2011, Nhật Bản gặp sự cố về động đất sóng thần, tuy nhiên lượng vốn ODA tài trợ vào Việt Nam nói chung vẫn ổn định. Điều này phần nào thể hiện mối quan hệ tốt đẹp và sự nỗ lực cố gắng giữa hai bên trong quá trình hợp tác đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), thông qua các Bộ ngành ở Trung ương đã cung cấp cho Quảng Ninh khoản vay lớn với mức vốn ký kết là hơn 144 tỷ đồng. Lĩnh vực mà ADB tài trợ là y tế, giao thông, điện lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngân hàng thế giới WB hàng năm cũng dành sự quan tâm đáng kể cho tỉnh Quảng Ninh với dự án lớn như Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường Hạ Long – Cẩm Phả

Ngoài ra còn có các nhà tài trợ là chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ như Canada, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Quỹ Toàn cầu, FAO, KFW, OECF, OXFAM QUEBEC…

Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có thế mạnh riêng. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối tác, các điều kiện thủ tục kèm theo để có chiến lược huy động và có sự lựa chọn tối ưu là một trong các yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của các chương trình, dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu thu hút và quản lý nguồn vốn oda nhật bản tại quảng ninh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)