o Trong khi các nước dùng gói cứu trợ kinh tế để cơ cấu lại tài sản, giảm nợ, giảm cho vay, tăng vốn để làm sạch bảng cân đối tài sản, do đó nguồn tiền dành cho tăng trưởng tín dụng của các nước bị hạn chế. Tuy nhiên tại Việt Nam ưu tiên dùng gói hỗ trợ này cho mở rộng tín dụng, thúc đẩy hõ trợ sản xuất, tiêu dùng làm tăng tổng cầu chính vì vậy làm GDP phục hồi nhanh nhưng cũng đồng thời gây sức ép cho lạm phát;
o Việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không dựa trên tăng năng suất lao động mà chủ yếu là tăng trưởng của các nguồn vốn đầu tư nên việc tăng trưởng không bền vững, hệ số sử dụng vốn (Incremental Capital - Output Rate ICOR24) tăng cao, thể hiện như biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2. . ICOR Việt Nam giai đoạn từ 2004-2009
Nguồn: UBGSTC Quốc gia tổng hợp
o Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) giải ngân không giảm mạnh nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và dịch vụ tiêu dùng cao cấp. Bên cạnh đó một lượng tiền không nhỏ được đổ vào thị trường chứng khoán nên làm nguy cơ bong bong kinh tế ngày càng hiện hữu;
24 ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm 1 đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong thời kỳ đó; định cần phải bỏ thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong thời kỳ đó;
ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)
Trong đó K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước. Lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư (giả định: Mọi nhân tố khác không thay đổi; Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng.)