- Đóng vai trò như ngânhàng của chính phủ và các cơ quan nhà nước Và các chức năng khác như: quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia.
1.4.2. Mô hình của Đài Loan
1.4.2.1. Thực trạng hoạt động giám sát tài chính quốc gia của Đài Loan trước khi thành lập mô hình giám sát hợp nhất thị trường tài chính
Tự do hoá và toàn cầu hoá đối với thị trường tài chính là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các chính sách của Chính phủ Đài Loan nói riêng và khu vực Châu Á nói chung từ những năm 90 của thế kỷ trước. Sự tự do hoá, theo đó cho phép thành lập nhiều ngân hàng thương mại mới, và cho phép nhiều ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường tài chính Đài Loan, và dần dần nâng cao số lượng các sản
phẩm tài chính và chất lượng các dịch vụ tài chính, gây ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên Thị trường tài chính của Đài Loan. Thị trường tài chính Đài Loan lúc đó chiếm tới 12% tổng số GDP, đã thay đổi rất lớn so với vài thập kỷ trước đó. Sau khi Luật Tập đoàn tài chính được thông qua vào tháng 6/2001, Bộ tài chính (MOF – Ministry of Finance) đã nhận thấy sự khó khăn trong việc giám sát các tập đoàn tài chính hoạt động trên nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau, đây là một thử thách lớn đối với hệ thống giám sát tài chính của Đài Loan lúc đó.
Trước đây việc giám sát Thị trường tài chính của Đài Loan được thực hiện bởi ba cơ quan trực thuộc Bộ tài chính: Vụ các vấn đề tiền tệ (BOMA), Uỷ ban chứng khoán và Uỷ ban bảo hiểm, việc thanh tra tại chỗ được thực hiện bởi ba cơ quan là: Ngân hàng Trung ương Đài Loan (CBC), Bộ tài chính, và Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi trung ương (CDIC).
b. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của mô hình giám sát hợp nhất Thị trường tài chính Đài Loan
Nhằm tăng cường hoạt động giám sát tài chính hợp nhất, cũng như nhận thấy xu hướng phát triển của việc giám sát tài chính hợp nhất ở các nước như Hàn Quốc, Anh, Các nước Scandinavi, Úc, Singapore,…hệ thống giám sát tài chính của Đài Loan đã trải qua một sự cải cách quan trọng được đánh dấu bởi sự sửa đổi của Luật UBGSTC vào1/07/2004. Cùng với bộ luật này UBGSTC Đài Loan (FSC) đã nắm lấy quyền lực và chịu trách nhiệm và trở thành cơ quan giám sát duy nhất của tất cả các định chế tài chính, bao gồm cả các ngân hàng, công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn tiếp duy trì trách nhiệm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung.
Các mục đích quy định trong luật này đối với FSC là cơ quan độc lập trực thuộc chính phủ và giám sát toàn bộ khu vực tài chính để duy trì các chỉ số hoạt động kinh doanh của các định chế tài chính, để duy trì một môi trường tài chính bền vững, và thúc đẩy sự phát triển của Thị trường tài chính. Các hành động hiện tại nhằm mục đích giám sát tài chính của các định chế tài chính của FSC là nhằm giám sát tất cả
các định chế tài chính bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. FSC yêu cầu các định chế tài chính công khai các thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh của họ trên mạng và trên theo thông lệ và nỗ lực đạt được các yêu cầu đối với lĩnh vực ngân hàng đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Basel II.
Hình 1. . Mô hình tổ chức các cơ quan giám sát thị trường tài chính Đài Loan
FSC được tổ chức thành bốn cục khác nhau: Cục quản lý ngân hàng, cục quản lý chứng khoán và giao dịch tương lai, cục quản lý chứng khoán, và cục kiểm tra tài chính. Bên cạnh đó là bốn phòng ban và bốn văn phòng để thực hiện các nhiệm vụ của FSC.