Tính thanh khoản trong lĩnh vực bảo hiểm

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 66 - 68)

o Tính thanh khoản trong lĩnh vực bảo hiểm năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao do các khoản đầu tư của lĩnh vực bảo hiểm đều có tính thanh khoản cao như trái phiếu, tiền gửi ngân hàng trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng

o Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản/nợ ngắn hạn của nhóm bảo hiểm nhân thọ có xu hướng tăng qua các năm;

o Trên cơ sở những thông tin thực tế UBGSTC Quốc gia đưa ra những thông tin cần thiết và những đánh giá.

c. Giám sát các định chế tài chính và tập đoàn tài chính

Với sự ra đời của các định chế tài chính hoạt động như các tập đoàn tài chính đa năng, tuy chưa được coi là tập đoàn tài chính đa năng theo đúng nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng các định chế tài chính này đều hoạt động đa năng với lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán gộp chung trong hoạt động kinh doanh của định chế đó. Chính vì vậy NHNN, Bộ tài chính (Cục quản lý và giám sát bảo hiểm, Uỷ ban Chứng khoán) phải cùng giám sát đối với định chế tài chính đó. Tuy nhiên nếu việc giám sát không được phối hợp nhịp nhàng và giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành không có sự chia sẻ thông tin thì vô cùng khó khăn trong hợp tác.

Từ khi thành lập, UBGSTC quốc gia có chức năng giám sát chung đối với tất cả các định chế tài chính này để có những khuyến nghị cần thiết trên cơ sở xem xét tất cả các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn tài chính đó. Định kỳ hàng quý UBGSTC Quốc gia có các báo cáo liên quan đến hoạt động của các tập đoàn tài chính và các định chế tài chính lớn – LCFIs trình thủ tướng Chính phủ để thấy được mức độ chi phối và tầm quan trọng của các LCFIs này đến toàn bộ thị trường tài chính để có phương pháp quản lý cho phù hợp.

2.2.2.2. Giám sát vĩ mô Thị trường tài chính

a. Đánh giá tổng quan kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam

Đánh giá nền kinh tế thế giới:

Như đã trình bày ở trên, Báo cáo của UBGSTC Quốc gia được xây dựng dựa trên sư tổng hợp của các chuyên gia trên cơ sở các thông tin được cung cấp bởi các bộ phận khác nhau như: Các cơ quan giám sát chuyên ngành, các định chế tài chính, các bộ ngành liên quan, IMF, WB,...Chi tiết trong báo cáo năm 2009, UBGSTC Quốc gia đã đi sâu vào việc đánh giá các yếu tố sau:

- Các gói cứu trợ, kích thích kinh tế trên thế giới của một số quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,…, các nước này đều đã tung ra các gói cứu trợ khổng lồ để kích thích tăng trưởng kinh tế của các nước trong tình trạng cuộc

khủng hoảng kinh tế đang lan rộng ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu, chi tiết thông tin gói cứu trợ như sau:

Bảng 2. . Bảng thống kê giá trị gói cứu trợ của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam năm 2009

Đơn vị: Tỷ USD Nước Giá trị %/GDP Mỹ 787 6,8% Nhật Bản 153 6% Trung Quốc 586 13,3% Việt Nam 9,4%

Nguồn: WB, Global Economic Prospects 2010 (T1/2010)

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w