Định hướng phát triển hoạt động giám sát thị trường tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 83 - 85)

- Các văn bản pháp lý quy định chức năng nhiệm vụ, hoạt động cho UBGSTC quốc gia còn ở mức sơ khai, chưa có quy định cụ thể, rõ ràng;

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG TÀ

3.1. Định hướng phát triển hoạt động giám sát thị trường tài chính Việt Nam

3.1. Định hướng phát triển hoạt động giám sát thị trường tài chính Việt Nam Nam

Tại phần b, mục 3 Thông báo (kết luận của Bộ chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010, định hướng đến đến năm 2020) số 191- TB/TW ngày 01/09/2005 nêu rõ: Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra ngân hàng. Nghiên cứu xây dựng hệ thống thanh tra trực thuộc NHNN về lâu dài có thể trực thuộc chính phủ để làm nhiệm vụ thanh tra cho cả lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và hoạt động tín dụng.

Theo quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển ngành Ngân hàng đến 2010 và định hướng đến năm 2020”, Thủ tướng chính phủ đã định hướng phát triển hệ thống giám sát của ngành ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thành lập cơ quan giám sát ngân hàng là một đơn vị thuộc NHNN trên cơ sở bộ máy thanh tra NHNN hiện nay. Từng bước tạo tiền đề để sau năm 2010 xây dựng được cơ quan giám sát tài chính hợp nhất, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Theo Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về cơ chế giám sát tài chính, tiền tệ bảo đảm cho quá trình chuyển vốn trong

nền kinh tế diễn ra thuận lợi và lành mạnh. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/03/2008 về việc thành lập UBGSTC Quốc gia. Như vậy, Việt Nam đã sớm nhìn ra yêu cầu cấp thiết cần có một Cơ quan giám sát thị trường tài chính hợp nhất mà bước đầu chính là thành lập UBGSTC Quốc gia trước mắt nhằm tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về điều phối chính sách giám sát thị trường tài chính và thực hiện nhiệm vụ giám sát chung thị trường tài chính ở cả 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Phấn đấu đến năm 2020, UBGSTC Quốc gia trở thành cơ quan thanh tra, giám sát hợp nhất thị trường tài chính Việt Nam, hoạt động tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và giám sát thị trường tài chính vận hành theo cơ chế thị trường. Để UBGSTC Quốc gia Việt nam hoạt động hiệu quả cần hoàn thiện được các 04 trụ cột chính sau đây:

• Xây dựng và hoàn thiện về cơ sở hạ tầng pháp lý, bao gồm Bộ Luật về giám sát tài chính và giám sát thị trường tài chính cùng các văn bản quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBGSTC Quốc gia trong giám sát thị trường tài chính hiện đại.

• Xây dựng và hoàn thiện về mô hình tổ chức, bộ máy, bao gồm cơ cấu các vụ cục, trung tâm và các đơn vị thuộc bộ máy của Ủy ban để hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban.

• Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực bao gồm tuyển chọn chuyên gia và đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ, đáp ứng yêu cầu giám sát hợp nhất thị trường tài chính.

• Xây dựng và hoàn thiện về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin bao gồm cơ sở vật chất (xét về góc độ tài

chính); Hạ tầng kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm khung đánh giá và phương pháp, chuẩn mực, thông lệ… về giám sát.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w