- Đóng vai trò như ngânhàng của chính phủ và các cơ quan nhà nước Và các chức năng khác như: quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia.
16 Chuyển thành Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ ngày 02/01/2009 (HNX)
2.1.3. Tổng quan về hoạt động giám sát lĩnh vực bảo hiểm của Bộ tài chính
2.1.3.1. Thực trạng của thị trường bảo hiểm Việt Nam
Trước đây, thị trường bảo hiểm duy nhất chỉ có 1 doanh nghiệp. Kể từ năm 1933, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP, đặc biệt là khi Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã đạt được những kết quả quan trọng sau:
o Quy mô và phạm vi hoạt động của thị trường bảo hiểm đã phát triển mạnh mẽ, với tốc độ cao, bên cạnh việc đảm bảo ổn định, chống lại các nguy cơ rủi ro, thị trường bảo hiểm còn đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực tài chính đầu tư dài hạn của nên kinh tế. Số lượng các Công ty bảo hiểm tăng mạnh, chi tiết xem thêm Phụ lục 2.4.
o Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Bảo hiểm đã góp phần tích cực đến ổn định và phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.
o Các loại sản phẩm bảo hiểm được phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng được thêm nhu cầu của Khách hàng. Năm 1999 mới có 20 sản phẩm bảo hiểm, cho đến nay khối bảo hiểm phi nhân thọ đã có 3 sản phẩm bảo hiểm bắt buộc và 600 sản phẩm do doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký với Bộ tài chính; khối nhân thọ có gần 200 sản phẩm được Bộ tài chính phê duyệt;
o Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mạnh, năm 1993 tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm là 145 tỷ VND, dự phòng nghiệp vụ là 188 tỷ VND, thì đến năm 2009 các con số này đã lần lượt là 17.500 tỷ VND và 35.485 tỷ VND. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu lên tới hàng ngàn tỷ VND.
o Xét trên phương diện pháp lý, thị trường bảo hiểm Việt Nam được vận hành trong khuôn khổ pháp lý tương đối đồng bộ, chặt chẽ và áp dụng nguyên tắc phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
o Thị trường bảo hiểm chưa được quan tâm đúng mức, trong khi trên thế giới doanh thu từ bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tại các nước phát triển, doanh thu này chiếm 8-15% GDP trong khi ở Việt Nam mới chỉ là 2%. Nguyên nhân chủ yếu là việc mua bảo hiểm và ý nghĩa của bảo hiểm chưa được người dân cũng như doanh nghiệp nhận thức đúng mức.
o Thị trường bảo hiểm phát triển chưa cân đối, các loại hình sản phẩm chưa đa dạng; năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế và biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại; tình trạng độc quyền lĩnh vực bảo hiểm theo ngành, lĩnh vực đang làm hạn chế phân tán rủi ro và suy giảm sự cạnh tranh lành mạnh. Hoạt động môi giới bảo hiểm còn chậm phát triển; một số cơ chế chính sách hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường bảo hiểm; công tác quản lý giám sát còn nhiều bất cập,...
o Tình trạng trục lợi, gian lận bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm diễn ra phổ biến và vượt tầm kiểm soát của các cơ quan giám sát bảo hiểm. Thất thoát do gian lận trục lợi chiếm trên 10% tổng giá trị chi trả bảo hiểm.
o Khó khăn trong việc thực hiên tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang đe doạ đến chiến lược phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam;
o Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đều bị lỗ vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, lợi nhuận của các Công ty bảo hiểm chủ yếu là từ hoạt động đầu tư tài chính; Năm 2009, tổng lỗ của toàn thị trường bảo hiểm lên tới 264 tỷ VND, nhưng đã giảm 105,9 tỷ VND so với năm 2008, 16 doanh nghiệp trong số 27 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, 1 doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định. Hơn nữa, lĩnh vực bảo hiểm thân tàu hoạt động cho đến nay là năm thứ 9 vẫn tiếp tục thua lỗ.
2.1.3.2. Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm của Bộ tài chính a. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ:
Từ tháng 8/2003 Vụ bảo hiểm – Bộ tài chính chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát các tổ chức trong lĩnh vực bảo hiểm bao gồm các chức năng nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Quyết định số 134/2003/QĐ-BTC. Kể từ ngày 12/02/2009, chức năng
này được chuyển sang cho Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm theo Quyết định số 288/QĐ-BTC, trong đó quy định chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Cục quản lý, Giám sát bảo hiểm như sau:
o Trình phê duyệt các văn bản pháp luật của ngành và các chiến lược phát triển ngành;
o Tiếp nhận và trình Bộ tài chính các thủ tục liên quan đến cấp phép hoạt động;
o Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm;
o Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính;
o Đề xuất các hoạt động liên quan đến kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động của các tổ chức trong lĩnh vực bảo hiểm;
b. Đánh giá hoạt động giám sát lĩnh vực bảo hiểm
• Kết quả đạt được:
- Đã thực hiện các công tác liên quan đến việc hoàn thiện bộ máy Thanh tra Cục, bổ nhiệm Chánh thanh tra và phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra để thực hiện trong thời gian tới và có chương trình kiểm tra rõ ràng;
- Đã phát hiện và xử lý một số vi phạm của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng do đây là lĩnh vực mới nhạy cảm, có tính chất chuyên môn sâu, phức tạp nên để đạt hiệu quả cần phải tiếp tục củng cố và tăng cường bộ phận thanh tra.
- Sự ra đời của Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 05/05/2009 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có nhiều quy định xử phạt mang tính răn đe cao, về mức xử phạt nghị định 118/2003/NĐ-CP trước đây quy định phổ biến từ 1 đến 10 triệu đồng, mức xử phạt trong Nghị định 41 phổ biến từ 30 đến 50 triệu đồng. Về đối tượng bị xử phạt Nghị định 41 quy định rõ việc xử phạt đối với cả tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm.
• Những tồn tại:
- Lực lượng giám sát hoạt động bảo hiểm còn mỏng;
- Chưa có hệ thống thông tin để hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm được minh bạch, rõ ràng;
- Chiến lược phát triển, năng lực quản trị rủi ro và hoạt động thanh tra giám sát của các cơ quan quản lý trong đó trực tiếp là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhằm bảo đảm sự hiệu quả cho thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa theo kịp xu thế biến động không ngừng của Thị trường tài chính hiện đại;
- Các công cụ xử phạt của các cơ quan giám sát bảo hiểm chưa đủ mạnh nên những vi phạm trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm còn phổ biến.