- Đóng vai trò như ngânhàng của chính phủ và các cơ quan nhà nước Và các chức năng khác như: quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia.
NAM CỦA UỶ BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA
2.1. Khái quát về hoạt động giám sát chuyên ngành trên thị trường tài chính Việt Nam Nam
Sau gần 12 năm bền bỉ đàm phán, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của hệ thống thương mại đa phương lớn nhất thế giới – WTO. Điều đó đã tạo ra sự thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh và cũng là ộng lực thúc đẩy công cuộc cải cách tài chính ở Việt Nam. Việc gia nhập WTO không chỉ khiến cho số lượng các định chế tài chính tăng lên mà loại hình dịch vụ tài chính cũng phát triển mạnh hơn về cả lượng và chất; năng lực công nghệ và quản trị, điều hành của các TCTD Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể do có sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài và có dịp học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các TCTD nước ngoài.
Tuy nhiên, đồng hành với những tác động tích cực nói trên, mức độ cạnh tranh và rủi ro thị trường cũng gia tăng đòi hỏi phải có một thể chế giám sát thị trường hiệu quả hơn bởi thực tế đáng lo ngại là hiện nay, năng lực quản lý, giám sát khu vực tài chính của Việt Nam dường như không theo kịp với tốc độ phát triển này. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải củng cố, tăng cường, hoàn thiện về cả tổ chức lẫn hoạt động của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát khu vực tài chính.
Thị trường tài chính Việt Nam chịu sự thanh tra – giám sát của một số cơ quan như: NHNN chịu trách nhiệm thanh tra – giám sát hoạt động của hệ thống các TCTD và hoạt động ngân hàng của các tổ chức tài chính khác; Ủy ban chứng khoán Nhà nước (thuộc Bộ tài chính) chịu trách nhiệm thanh tra – giám sát các công ty chứng khoán và các sở giao dịch chứng khoán; Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (trước đây là Vụ bảo hiểm) thuộc Bộ tài chính chịu trách nhiệm thanh tra – giám sát các công ty bảo hiểm.
Ngoài ra, còn một số cơ quan khác như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Thanh tra Chính phủ,…
Hình 2. . Sơ đồ mô hình giám sát thị trường tài chính ở Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về hoạt động giám sát khu vực ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nhà nước Việt Nam
2.1.1.1. Thực trạng thị trường Ngân hàng
• Số lượng, loại hình, mạng lưới các TCTD gia tăng mạnh mẽ qua các năm với mạng lưới tập trung chủ yếu tại khu vực thành thị với sự đa dạng hơn về hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, cổ phần, 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh (dưới dạng Công ty TNHH), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân,…và các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. (Chi tiết xem Phụ lục 2.1).
• Thị phần của các Ngân hàng: Các NHTM Nhà nước vẫn chiếm đa số thị phần huy động tiền gửi cũng như tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng. Đối tượng
khách hàng của các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh còn hạn chế:
Biểu đồ 2. . Thị phần tiền gửi của các Tổ chức tín dụng qua các năm 2008- 2009
Năm 2008 Năm 2009
Biểu đồ 2. .Thị phần tín dụng của các Tổ chức tín dụng qua các năm 2008-2009
Năm 2008 Năm 2009
• Hoạt động của các ngân hàng: Danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế, chủ yếu doanh thu vẫn từ hoạt động cho vay, chất lượng dịch vụ chưa được cải thiện thu nhập của ngân hàng cũng phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro.. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc đa dạng hoá danh mục sản phẩm, tuy nhiên cho đến năm 2009, thu nhập từ lãi vẫn chiêm hơn 70% trong tổng thu nhập của Ngân hàng này (chi tiết Phụ lục 2.2).
• Nợ xấu của các ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn: Theo công bố của hệ thống NHTM là 3% năm 2007, tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2008 đầu năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế này lên tới 6%. Tuy nhiên hiện nay chưa kiểm soát được sự chuẩn xác của số liệu nợ xấu do các ngân hàng cung cấp.
• Tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn, do vậy có sự mất cân đối tương đối lớn về cơ cấu thời hạn bảng cân đối tài sản của hệ thống NHTM.
• Thị phần tài sản và vốn điều lệ của các NHTM11: Tổng tài sản của các NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các TCTD, tuy nhiên thị phần tổng tài sản của các NHTM Cổ phần tăng rất nhanh qua các năm. Thị phần vốn điều lệ của